Bệnh dại ở người chủ yếu lây từ chó dại và không có thuốc đặc trị. Theo thống kê, 100% trường hợp lên cơn dại đều tử vong. Vì vậy, tiêm phòng dại cho chó là việc làm cần thiết và đã được đưa vào quy định bắt buộc. Tiêm phòng dại cho chó có mất nhiều tiền không? Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể tới bạn những điều cần biết về tiêm phòng bệnh dại cho chó.

Khi tiêm phòng dại cần lưu ý

Những trường hợp cần tiêm vắc xin phòng dại nên chú ý các vấn đề sau:

Người bị chó cắn gây tổn thương mạnh cần tiêm phòng dại càng sớm càng tốt

- Tiêm đủ liều như bác sĩ chỉ định và đảm bảo đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm.

- Người đang điều trị bệnh ác tính nếu phải tiêm phòng dại thì nên chọn tiêm bắp và cần lưu lại cơ sở y tế để theo dõi lượng kháng thể kháng virus dại ở trong máu.

- Sau khi tiêm phòng dại cần tránh làm việc quá sức để tránh tình trạng suy nhược cơ thể, không dùng thuốc ức chế hay thuốc có khả năng làm suy yếu hệ miễn dịch.

- Không sử dụng bất cứ loại đồ uống có cồn hay chứa chất kích thích nào để không gây khó khăn cho việc theo dõi về sau.

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể sau khi tiêm phòng để hệ miễn dịch được cải thiện, vắc xin phát huy được đầy đủ tác dụng và giảm được nguy cơ xảy ra tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin phòng dại.

Đối với những trường hợp được chỉ định tiêm phòng, không nên vì băn khoăn tiêm phòng chó dại cắn bao nhiêu tiền mà trì hoãn mũi tiêm này. Tốt nhất cần nắm được cách thức sơ cứu vết thương để làm ngay sau bị chó dại cắn sau đó đến cơ sở y tế thăm khám và thực hiện đúng chỉ định tiêm chủng do bác sĩ khuyến cáo.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giải đáp được thắc mắc tiêm phòng chó dại cắn bao nhiêu tiền và các vấn đề liên quan đến mũi tiêm này. Nếu còn vấn đề nào khác cần tư vấn về vắc xin phòng dại quý khách hàng có thể liên hệ số điện thoại 1900 56 56 56, Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng giải đáp cụ thể.

Tiêm phòng dại là giải pháp duy nhất hiện nay để đối phó lại các nguy cơ do bệnh dại gây ra. Trên thị trường có nhiều loại vắc xin dại và nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ này. Vậy tiêm phòng chó dại cắn bao nhiêu tiền?

Bệnh dại ở người là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương do virus dại lây truyền từ động vật sang người. Virus dại được lây truyền chủ yếu qua tuyến nước bọt của động vật, khi bị động vật nhiễm bệnh cào, cắn làm da người bị trầy xước hoặc khi chúng liếm vào vết thương, tiếp xúc với vùng đang chảy máu của người.

Tiêm vắc xin là giải pháp duy nhất để ngăn ngừa nguy hiểm từ bệnh dại đến sự sống

Thời gian ủ bệnh dài khoảng 2 - 12 tuần, có trường hợp chỉ 10 ngày nhưng có trường hợp tới hơn 1 năm tùy thuộc vào vị trí vết cắt, mức độ nặng nhẹ và sự liên hệ của vết cắn với dây thần kinh cùng khoảng cách từ vết cắn tới não. Vết cắn càng gần khu thần kinh, càng nặng thì thời gian ủ bệnh dại càng ngắn.

Ban đầu, triệu chứng bệnh dại không rõ ràng, nhiều trường hợp còn bị nhầm với bệnh cúm. Khi không được điều trị ngay, triệu chứng dại có thể toàn phát khắp cơ thể khiến người bệnh bị sợ nước, sợ gió, liệt cơ, viêm não,... nặng nhất là gây tử vong.

Dù y học hiện đại rất phát triển nhưng vẫn chưa thể điều trị được bệnh dại. Vì thế, tiêm phòng dại vẫn được xem là giải pháp duy nhất có tác dụng ngăn ngừa bệnh với hiệu quả cao. Đây cũng là lý do nhiều người tìm hiểu tiêm phòng chó dại cắn bao nhiêu tiền.

Các trường hợp sau được khuyến cáo cần tiêm vắc xin phòng dại:

- Bị động vật liếm vào niêm mạc hoặc vùng da đang bị tổn thương.

- Bị động vật gây ra vết xước trên da.

- Bị động vật cắn và tại thời điểm cắn người động vật có triệu chứng dại hoặc sau khi bị cắn không thể theo dõi được biểu hiện của động vật.

- Bị động vật gây vết thương chảy máu trên da, nhất là những vùng có dây thần kinh hoặc gần dây thần kinh.

Chi phí tiêm phòng dại là bao nhiêu?

Tiêm phòng chó dại cắn bao nhiêu tiền phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại vắc xin được tiêm cùng phác đồ tiêm đi kèm, chất lượng dịch vụ cơ sở tiêm chủng,... Hiện thị trường có nhiều loại vắc xin phòng dại nhưng an toàn và có hiệu lực bảo vệ cao nhất là vắc xin dại tế bào, được sử dụng phổ biến nhất là vắc xin của Pháp (Verorab) và Ấn Độ.

Tiêm phòng chó dại cắn bao nhiêu tiền một phần phụ thuộc vào loại vắc xin được tiêm

Mặt khác, chi phí tiêm phòng dại còn phụ thuộc vào việc chỉ cần tiêm mỗi vắc xin hay còn cần thêm cả huyết thanh kháng dại. Trường hợp cần kết hợp cả hai thì chi phí cũng sẽ cao hơn. Mỗi cơ sở y tế có mức giá tiêm phòng dại khác nhau, dao động trong khoảng 250.000 - 350.000 đồng/liều; huyết thanh kháng dại có chi phí được tính theo ml/kg thể trọng, dao động trong khoảng 500.000 - 700.000 đồng.

Tùy vào nhu cầu và sự lựa chọn của khách hàng mà mức giá tiêm phòng chó dại cắn bao nhiêu tiền sẽ khác nhau chứ không có con số thống nhất. Người bị chó cắn mà chưa được tiêm dự phòng cần tiêm phòng dại có thể áp dụng 1 trong 2 phác đồ tiêm chủng sau:

- Tiêm bắp: liều 0.5ml x 5 liều/đợt điều trị dự phòng vào các ngày thứ 0, 3, 7, 14 và 28.

- Tiêm trong da: liều 0.1ml x 8 liều/đợt điều trị dự phòng vào các ngày thứ 0, 3 và 7. Trong đó, mỗi ngày tiêm 2 liều đơn ở 2 vị trí khác nhau của cơ delta (cơ bả vai) sau đó tiêm liều kế tiếp vào ngày thứ 28 và 90 kể từ thời điểm tiêm mũi đầu, 1 liều đơn/ngày vào cơ delta.

Những thông tin về mức giá chích ngừa này chỉ có tính chất tham khảo. Muốn biết chính xác tiêm phòng chó dại cắn bao nhiêu tiền, tốt nhất nên liên hệ với cơ sở tiêm chủng để có câu trả lời cụ thể.

Tuy nhiên, trước khi tìm ra đáp án cho vấn đề chi phí tiêm phòng dại thì nhất thiết phải làm ngay một việc là sơ cứu cho vết thương do chó cắn.

Cách sơ cứu vết thương trước khi tiêm phòng dại như sau:

- Xối mạnh vùng bị chó cắn 5 phút dưới vòi nước sạch.

- Lấy xà bông hoặc dung dịch sát khuẩn rửa sạch vết thương,

Bị chó đã tiêm phòng cắn có sao không?

Chó đã được tiêm phòng dại cắn có sao không? Như đã thông tin ở trên, chó được tiêm phòng rồi vẫn có thể mắc bệnh dại. Vì vậy bạn không nên chủ quan nếu bị chó cắn dù nó đã được tiêm vacxin. Bạn vẫn phải tiến hành sơ cứu khi bị chó cắn để ngăn ngừa virus xâm nhập vào cơ thể. Với chó đã được tiêm thì bạn chưa cần đi tiêm phòng bệnh dại ngay. Hãy bắt nhốt con chó đó lại để theo dõi và đi tiêm ngay khi phát hiện bất thường.

Gợi ý địa chỉ tiêm phòng chó dại

Đây là vài gợi ý dành cho những ai thắc mắc tiêm phòng chó dại ở đâu yên tâm nhất:

Tiêm vắc xin dại sau khi bị chó mèo cắn

1. Người chưa tiêm dự phòng dại trước đó hoặc tiêm chưa đủ liều:

– Tiêm 3 liều(*): vào các ngày N0 – N3 – N7

– Tiêm 5 liều (**) vào các ngày N0 – N3 – N7 – N14 – N28

Lịch tiêm đặt biệt: 4 liều theo lịch: 2 mũi N0 (ở 2 bên chi) – N7 – N21

Lịch tiêm đặc biệt áp dụng trong trường hợp: Không có sẵn huyết thanh kháng dại tại điểm tiêm vắc xin và xa nơi tiêm huyết thanh kháng dại mà người bị thương chưa thể tiếp cận ngay.

– Tiêm 2 mũi/1 lần x 3 lần (*): vào các ngày N0 – N3 – N7

– Tiêm 2 mũi/1 lần x 4 lần (**): vào các ngày N0 – N3 – N7 – N28

(*) Con vật sống khỏe mạnh sau 10 ngày theo dõi

(**) Con vật chết, bệnh, không theo dõi được trong vòng 10 ngày

Đi tiêm vắc xin dại ngay sau khi bị động vật cắn hoặc càng tiêm càng sớm càng tốt.

Có thể phải kết hợp tiêm vắc xin dại với huyết thanh kháng dại (tùy thuộc vào vết thương, tình trạng sức khỏe của người bị cắn, tình trạng con vật tại thời điểm cắn và trong vòng 10 ngày theo dõi…)

2. Người đã tiêm dự phòng đủ liều trước phơi nhiễm hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin dại công nghệ tế bào:

– Tiêm 2 mũi vào các ngày N0 – N3. Có thể tiêm đường bắp (0,5 ml/1 mũi) hoặc tiêm trong da (0,1 ml/1 mũi).

Lưu ý: Tùy vào tình trạng sức khỏe con vật cắn và vết thương để chỉ định lịch tiêm chủng cụ thể và có thể phải sử dụng huyết thanh kháng dại phối hợp với vắc xin để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.