Nga Có Trước Hay Liên Xô Có Trước
Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội phức tạp và đa dạng được nhiều ngành khoa học xã hội nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau bởi vì nó tác động đến nhiều mặt từ kinh tế – xã hội cho đến đời sống của con người. Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng nhà nước có trước hay pháp luật có trước? Để trả lời cho câu hỏi trên thì Luật sư xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của để có câu trả lời thoả đáng nhất.
Nhà nước có trước hay pháp luật có trước vì sao?
Để đi sâu vào tìm hiểu liệu nhà nước có trước hay pháp luật có trước thì chúng ta hãy đi vào nguồn gốc của từng đối tượng này.
Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác- Lênin đã kế thừa có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của các nhà tư tưởng trước đó, và lần đầu tiên trong lịch sử, một học thuyết đã giải thích cặn kẽ và chính xác nguồn gốc xuất hiện nhà nước, dựa trên những cứ liệu lịch sử mang tính khoa học. Trên cơ sở phương pháp luận khoa học được cung cấp bởi chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các nhà triết học lỗi lạc đã chứng minh rằng nhà nước không phải là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến mà là phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển, tiêu vong. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó mất đi.
Trong lịch sử phát triển của loài người đã có thời kỳ không có pháp luật đó là thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ. Trong xã hội này, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho xã hội, người nguyên thuỷ đã sử dụng các quy phạm xã hội, đó là các tập quán và tín điều tôn giáo. Khi trong xã hội xuất hiện sở hữu tư nhân, sự phân chia giai cấp, người giàu, người nghèo, người bóc lột và bị bóc lột, đồng thời, cũng nảy sinh những mâu thuẫn giai cấp đối kháng, đòi hỏi phải có những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế đối với các thành viên trong xã hội và một tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt có bộ máy cưỡng chế đảm bảo cho các quy tắc xử sự đó được thực hiện.
Pháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu sau: nhà nước thừa nhận những tập quán đã có từ trước phù hợp với lợi ích của mình và nâng lên thành pháp luật. Bằng con đường này, nhà nước tạo ra hình thức pháp luật đầu tiên là tập quán pháp; nhà nước thừa nhận các quyết định có trước về từng vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính cấp trên để trở thành khuôn mẫu cho các cơ quan cấp dưới tương ứng giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra sau này. Con đường này tạo ra hình thức pháp luật thứ hai trong lịch sử là án lệ pháp; nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới nảy sinh do nhu cầu quản lí và duy trì trật tự xã hội. Bằng con đường này hình thức pháp luật thứ ba ra đời, đó là các văn bản quy phạm pháp luật. Đó cũng chính là nguồn gốc của pháp luật.
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì sự ra đời của nhà nước cũng chính là sự ra đời của pháp luật. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa tồn tại nhà nước nên cũng chưa có pháp luật. Để điều chỉnh cách xử sự cho con người, xã hội nguyên thủy sử dụng phong tục tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo… Các quy tắc ứng xử này hình thành một cách tự phát trong cộng đồng trên cơ sở điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể lúc bấy giờ.
Khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi, trong xã hội xuất hiện các quan hệ xã hội mới, tương đối đa dạng, phức tạp hơn mà các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán… không thể điều chỉnh hết hoặc điều chỉnh không có hiệu quả hoặc không thể điều chỉnh được. Trong điều kiện đó, nhà nước xuất hiện, tổ chức và quản lí đời sống xã hội phức tạp đó, nhà nước từng bước làm xuất hiện một loại quy tắc ứng xử mới, đó chính là pháp luật. Thông qua nhà nước, pháp luật hình thành bằng các con đường, một là, nhà nước thừa nhận các quy tắc xử sự có sẵn trong xã hội nhưng phù họp với ý chí của nhà nước, nâng chúng lên thành pháp luật; hai là, nhà nước thừa nhận cách giải quyết các vụ việc cụ thể trong thực tế, sử dụng làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác có tính tương tự; ba là, nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự mới.
Pháp luật xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của đời sống xã hội. Nhà nước không sinh ra pháp luật, trong sự hình thành pháp luật, nhà nước chỉ có vai trò như bệ phóng, nhà nước chỉ làm cho pháp luật xuất hiện trong đời sống với những hình thức xác định.
Trên đây là tư vấn của Luật sư về vấn đề Nhà nước có trước hay pháp luật có trước. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề tạm ngưng công ty, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư, hãy liên hệ. Hoặc qua các kênh sau:
– Nhà nước được sinh ra trong xã hội có giai cấp nên bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của Nhà nước được thể hiện qua việc nhà nước là công cụ thống trị trong xã hội. Nhà nước sinh ra là để thực hiện ý chí của giai cấp thống trị, củng cố và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Nhà nước thiết lập nên hệ thống pháp luật, các thiết chế xã hội, chính phủ, tòa án, quân đội… để duy trì trật tự xã hội theo ý muốn của giai cấp thống trị.– Ngoài bản chất giai cấp thì Nhà nước còn thể hiện bản chất xã hội của mình. Tính xã hội của Nhà nước hay còn được gọi là vai trò kinh tế – xã hội của Nhà nước. Bản chất này được thể hiện qua vai trò quản lý xã hội của Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội như: đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, thiên tai… nhằm đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội.
– Tính giai cấp của pháp luật được thể hiện ở mục đích điều chỉnh pháp luật, mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị với ý nghĩa đó pháp luật luôn là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.– Tính xã hội của pháp luật thể hiện thực tiễn pháp luật là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên trong xã hội.
Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn điểm lại một số mốc quan trọng trong quan hệ hai nước.
Ngày 30-1-1950, Liên bang Xô Viết trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sau đó, Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Liên Xô được hai nước ký kết vào ngày 3-11-1978.
Ngày 26-12-1991, nhà nước Liên Xô chính thức kết thúc sự tồn tại, 1 ngày sau (27-12-1991), Việt Nam công nhận Liên bang Nga kế thừa những thành quả của Liên Xô và thiết lập quan hệ với Nga.
Ngày 16-6-1994, hai bên ký "Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga".
Năm nay là kỷ niệm 30 năm sự kiện quan trọng đó. Ngày 30-6-2023, TP St. Petersburg của Nga cũng khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quảng trường trung tâm nhân kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu đến Petrograd (St. Petersburg ngày nay).
"Trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1950 đến nay, quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây và nước Nga hiện nay đã được thử thách qua thời gian, được nhiều thế hệ dày công vun đắp và ngày càng được củng cố"- Chủ tịch Phan Anh Sơn nhấn mạnh.
Hơn 70 năm qua, hai nước đã đạt được nhiều kết quả trong hợp tác từ chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư cho đến khoa học công nghệ, giáo dục và đặc biệt là giao lưu nhân dân.
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn
"Trong 5 năm trở lại đây có rất nhiều đoàn cấp cao hai nước thăm lẫn nhau. Đây là minh chứng rất rõ nét về sự phát triển của quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga"- ông Sơn nhận định.
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn cho biết ở Việt Nam có rất nhiều người yêu mến Liên Xô trước đây và nước Nga ngày nay. Đó là minh chứng cho mối quan hệ đã được kiểm nghiệm qua thời gian, được nhiều thế hệ lãnh đạo và người dân hai nước dày công vun đắp.
Việt Nam và Nga đã phối hợp với nhau tổ chức rất nhiều hoạt động kỷ niệm nhân Quốc khánh và các ngày kỷ niệm của 2 nước, hội thảo, xuất bản sách và dịch sách, trao đổi đoàn…
Đối ngoại nhân dân Việt Nam-Nga, không chỉ là quan hệ hợp tác giữa hai Hội hữu nghị Việt Nam-Nga, Nga-Việt Nam mà còn là sự hợp tác giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, nhiều cơ quan, tổ chức các tỉnh, thành phố của Việt Nam với nhiều cơ quan, tổ chức của phía Nga.
Hiện, có khoảng 20 cặp quan hệ giữa các địa phương hai nước được thiết lập, đặc biệt giữa Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Ninh Bình và Moscow, Saint-Petersburg…
Phó Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Chernyshenko cùng đoàn công tác thăm và làm việc tại Phân viện Puskin ở Hà Nội - “ngôi nhà chung” của nhiều thế hệ Nga ngữ học - vào tháng 4-2023.
Các tổ chức thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cũng phối hợp với các đối tác Nga, đặc biệt là Hội hữu nghị Việt-Nga đã giới thiệu nhiều đoàn của địa phương Việt Nam sang làm việc, tìm hiểu, mở rộng hợp tác với doanh nghiệp của Nga.
Về giáo dục, tại Hà Nội có Trung tâm khoa học và văn hóa Nga, hàng năm cung cấp cho Việt Nam khoảng 1.000 học bổng. Hội hữu nghị Việt - Nga đã ký kết với Đại học Sư phạm quốc gia Herzen nhằm thúc đẩy hợp tác giao lưu nhân dân, phổ biến và quảng bá văn hoá, ngôn ngữ Nga tại Việt Nam và ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam tại Nga.
"Chúng tôi xác định trong quan hệ của Việt Nam - Liên bang Nga, với trách nhiệm của những người làm công tác đối ngoại nhân dân, ngoài tiếp tục củng cố mối quan hệ thì còn phải làm sâu sắc, mở rộng thêm quan hệ với các đối tác khác của Nga"- ông Phan Anh Sơn nhấn mạnh.
Hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025, lần đầu tiên Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cùng với các đối tác Nga sẽ tổ chức Diễn đàn Nhân dân Việt Nam - Liên bang Nga lần thứ nhất vào năm 2025. Sau đó, diễn đàn sẽ được tổ chức định kỳ hàng năm tại Việt Nam hoặc Nga.
Ông Nguyễn Đăng Phát, Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Nga
Ông Nguyễn Đăng Phát, Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Nga, chia sẻ trong lịch sử Liên Xô giúp đỡ Việt Nam rất nhiều. Đó là quan hệ "nặng nghĩa, nặng tình", nhiều công trình mang dấu ấn hữu nghị Việt-Xô như thủy điện Hòa Bình, Trị An, cầu Thăng Long…
Thời điểm đó khi nước ta chưa có nhiều cơ hội cử người đi học tập ở nước ngoài thì Liên Xô chính là nơi tiếp nhận lưu học sinh Việt Nam. Liên Xô giúp Việt Nam đào tạo gần 40 ngàn cán bộ, chuyên gia thuộc nhiều chuyên ngành. Nhiều người khi về nước giữ các chức vụ quan trọng trong các lĩnh vực như: chính trị, quốc phòng, kinh tế, kỹ thuật… Hiện nay, Nga tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực. Từ năm 2019, Nga đã tăng số học bổng cho Việt Nam lên khoảng 1.000 suất/năm. Hiện có khoảng hơn 5.000 sinh viên Việt Nam du học tại Nga.
Chính số lưu học sinh Việt Nam đông nên tình cảm dành cho nước Nga, người dân Nga cũng rất đặc biệt.
Theo ông Nguyễn Đăng Phát, Hội Hữu nghị Việt - Nga có số lượng hội viên lớn, với những người đã học tập, sinh sống tại Nga, tuy nhiên thế hệ này nhiều người tuổi đã cao.
Hiện Hội đang chú trọng tổ chức những hoạt động thiết thực để thu hút giới trẻ. Cuộc thi vẽ tranh "Em vẽ nước Nga, em vẽ Việt Nam" đã tổ chức đến lần thứ 8. Năm 2023, con số kỷ lục được thiết lập khi có tới 17.000 học sinh ở khắp cả nước gửi tranh về tham dự.
Ca khúc tiếng Nga được hai bạn trẻ Việt Nam thể hiện trong buổi thông tin về nước Nga hiện đại vừa diễn ra vào tháng 5-2024 ở Hà Nội. Video: Dương Ngọc
Ông Phát cho biết dự kiến trong lịch trình của Tổng thống Putin sẽ có hoạt động liên quan đến đối ngoại nhân dân.
"Đây là lần thứ 5 Tổng thống Putin thăm Việt Nam, Việt Nam cũng là nước Đông Nam Á duy nhất có 6 lần các đời Tổng thống Nga đến thăm. Việc Tổng thống chọn thăm Việt Nam ngay trong những tháng đầu nhiệm kỳ thể hiện sự coi trọng, tin cậy chính trị dành cho quan hệ hai nước"- ông Phát đánh giá.
Tổng thống là một trong những người đặt nền móng cho quan hệ Nga - Việt Nam hiện nay, là một người bạn của Việt Nam. Ông Phát kỳ vọng trong nhiệm kỳ mới của Tổng thống Putin, quan hệ hai nước tiếp tục có triển vọng tốt.