Vĩnh Lộc là một huyện trung du của tỉnh Thanh Hóa. Thời Bắc thuộc, Vĩnh Lộc thuộc huyện Tư Phố, bộ Cửu Chân, đến thời Trần có tên là huyện Vĩnh Ninh; thời Lê Trung Hưng đổi tên thành huyện Vĩnh Phúc; thời Tây Sơn mới có tên là huyện Vĩnh Lộc cho đến ngày nay.

Tổng quan về ngành Du lịch ở Việt Nam

Đánh giá về tình hình du lịch Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019, theo số liệu từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, tổng số khách du lịch nội địa đạt 45,5 triệu lượt khách, trong đó lượng khách quốc tế đạt khoảng 8,5 triệu lượt (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018). Cũng trong giai đoạn này, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 338.200 tỷ đồng (tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái). Ước tính trong năm 2019, du lịch Việt Nam phấn đấu đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, quyết tâm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.

Không có gì quá khó hiểu khi Việt Nam sở hữu những tiềm năng du lịch có một không hai trên thế giới: Với hơn 40.000 di tích và thắng cảnh, 117 bảo tàng lưu giữ lịch sử hào hùng dân tộc ta, Việt Nam còn là một trong số ít quốc gia trên thế giới được UNESCO công nhận 8 di sản, trong đó có 5 di sản văn hóa, 2 di sản tự nhiên và 1 di sản hỗn hợp. Bên cạnh đó,các danh lam thắng cảnh từ miền núi đến đồng bằng, từ các khu dự trữ sinh quyển cho đến tài nguyên du lịch biển dồi dào cũng thu hút không ít khách du lịch đi tới chiêm ngưỡng và thưởng thức.

Ngoài ra Việt Nam còn nổi tiếng với những di sản văn hóa phi vật thể, 54 dân tộc anh em với những bản sắc văn hóa và phong tục tập quán riêng, tạo nên một nền ẩm thực đa dạng và phong phú, lọt vào top 15 quốc gia có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới.

Từ những nền tảng đó, Đảng và nhà nước ta xác định trọng tâm phát triển nền du lịch Việt Nam, đồng thời có những chính sách thu hút nguồn lực, ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch tự do khai thác và hoạt động.

Ngành Du lịch có phải lo thất nghiệp?

Theo số liệu của Tổng cục Du lịch cho hay, hiện nay ở nước ta có khoảng 1,3 triệu lao động trong ngành Du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước. Trong đó chỉ có 42% được đào tạo bài bản về du lịch. PGS.TS Phạm Xuân Hậu (Trưởng khoa Du lịch, trường đại học Văn Hiến, TP Hồ Chí Minh) nhận xét, tỉ lệ sinh viên ra trường từ các ngành Du lịch có việc làm như một bức tranh sáng dần, trong đó khoảng 70% trình độ đại học và cao đẳng, 80% trình độ trung cấp tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Với tốc độ phát triển du lịch trong những năm gần đây, ước tính đến năm 2020 ngành Du lịch Việt Nam sẽ tạo ra khoảng hơn 3 triệu việc làm cho các nhóm ngành du lịch và khách sạn. Tuy nhiên số lượng việc làm khổng lồ cũng kèm theo rất nhiều yêu cầu và thử thách. Một trong những đòi hỏi không thể thiếu của nhân viên Du lịch là kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp và xử lý tình huống… Do đó, nhiều trường đào tạo du lịch hiện nay, trong đó có trường đại học Phú Xuân đã liên kết chặt chẽ với các công ty lữ hành, doanh nghiệp khách sạn để xây dựng các chương trình đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn. Ngoài các khóa học chuyên môn, trường đại học Phú Xuân còn tổ chức nhiều buổi tọa đàm, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia, đảm bảo cung cấp đủ hành trang cho sinh viên Du lịch.

Nếu nắm vững kiến thức chuyên môn và thành thạo các kỹ năng mềm, nhiều sinh viên năm 3, năm 4 ngành Du lịch của trường đại học Phú Xuân đã có thể tìm được việc làm với mức lương không nhỏ. Sau một năm tốt nghiệp, trên 95% sinh viên có việc làm phù hợp. Hơn thế nữa, khả năng thăng tiến, môi trường làm việc năng động, sáng tạo và cơ hội được tiếp xúc với các bạn bè khắp năm châu, mở mang tri thức cũng là lý do thu hút hàng ngàn các bạn trẻ đã, đang và sẽ tham gia vào ngành công nghiệp không khói này.

Với những tiềm năng sẵn có, sự quan tâm, hỗ trợ của các ban ngành và đội ngũ doanh nghiệp du lịch có nhiều năm kinh nghiệm, chúng ta cùng tin tưởng, trong tương lai không xa, Du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được những thành tích vượt bậc, trở thành mũi nhọn kinh tế của đất nước, giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động.

Dù chỉ cách Trung tâm TP. Buôn Ma Thuột khoảng 8,8km, sở hữu cảnh quan tươi đẹp nhưng cách đây 5 năm, hồ thủy lợi Ea Kao là một nơi rất xa lạ đối với người dân địa phương và gần như không có tên trên bản đồ du lịch Đăk Lăk. Theo người dân địa phương, lúc đó cả một vùng rộng lớn quanh bờ đập Ea Kao cỏ dại mọc um tùm, heo hút.

Đứng trước tình trạng hồ Ea Kao bị bỏ quên, lãng phí tiềm năng nên Công ty Hoàng Nam (Đăk Lăk) đã mạnh dạn xin chủ trương của UBND tỉnh và đầu tư hàng chục tỉ đồng làm Điểm du lịch Văn Hóa Ea Kao. Bắt đầu thi công từ năm 2016, đến tháng 10/2019, điểm du lịch văn hóa Ea Kao chính thức khai trương, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách và mang lại niềm vui cho người dân địa phương.

Anh Trần Văn Hùng, chủ một doanh nghiệp chuyên thi công về nước sạch ở TP. Buôn Ma Thuột) cho hay, chủ trương của tỉnh cho doanh nghiệp đầu tư khu du lịch này là rất hợp lý. Ngoài việc giải quyết được việc làm cho nhiều lao động địa phương thì quan trọng nhất là mang lại gian trong lành, là điểm đến yêu thích của người dân địa phương, du khách.

“Từ khi khu du lịch Ea Kao mọc lên, doanh nghiệp đầu tư dọn dẹp sạch sẽ trả lại bầu không khí thoáng mát cho hồ nên tôi hay vào đây cùng vợ con thả diều, hóng mát”, anh Hùng chia sẻ.

Còn chị Trần Thị Vân, người dân xã Ea Kao cho biết, từ khi có điểm du lịch văn hóa này, người dân địa phương rất phấn khởi. Có điểm du lịch nên người dân cũng có thể kinh doanh buôn bán, đất đai cũng có giá hơn.

“Năm ngoái giá đất tăng phi mã tôi có bán một ít được số vốn kha khá để làm ăn và kinh tế gia đình tôi cũng đi lên từ đó" , chị Vân phấn cho hay.

Tính từ thời điểm khai trương đi vào hoạt động (ngày 19/10/2019) đến nay, dù mới chưa đầy 1 năm nhưng Điểm du lịch Ea Kao đã  tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.

Bà Trương Thị Huệ, thôn trưởng thôn 1, xã Ea Kao (nơi Điểm du lịch văn hóa Ea Kao đứng chân) cho hay, cách đây chừng 5 năm người dân địa phương không khá như bây giờ. Một phần nhờ có điểm du lịch, giá đất tăng lên, du khách đến ngày càng đông nên quán xá cũng mọc lên, đời sống bà con được nâng lên hẳn.

Theo đánh giá của lãnh đạo chính quyền địa phương, việc UBND tỉnh chủ trương cho doanh nghiệp đầu tư khai thác tiềm năng du lịch của hồ thủy lợi Ea Kao là rất đúng đắn. Chính quyền cũng như người dân địa phương rất đồng tình ủng hộ.

“Tôi rất mong muốn có nhiều doanh nghiệp đầu tư như thế này vào địa phương để bà con Nhân dân được hưởng lợi”, ông Phan Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Ea Kao chia sẻ.

Còn theo ông Đoàn Ngọc Thượng, Phó Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột, trong những năm qua, đời sống nhân dân Buôn Ma Thuột nói riêng, tỉnh Đăk Lăk nói chung được nâng cao. Do đó nhu cầu hưởng thụ về vật chất lẫn tinh thần của người dân cũng ngày càng cao hơn.

“Để đáp ứng nhu cầu của người dân, trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đã hình thành điểm du lịch văn hóa Ea Kao, từ khi đi vào hoạt động đã mở ra thêm một điểm khám phá mới phục vụ du khách thập phương, góp phần giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Ea Kao”, ông Thượng cho biết.