Lý tưởng cao cả của loài người là độc lập, tự do. Lý tưởng ấy được khẳng định trong tư tưởng Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Bởi có mối quan tâm đặc biệt đến quyền tự do, trong đó có quyền bào chữa của bị can, bị cáo nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10-10-1945 quy định cho duy trì các tổ chức đoàn thể Luật sư. Điều này có nghĩa là Người đã đánh giá cao quyền bào chữa, nghề Luật sư và vận dụng nó phù hợp trong điều kiện của Cách mạng Việt Nam.

Lá cờ “Quyết chiến quyết thắng" trưng bày tại Nhà truyền thống Sư đoàn 312, Quân đoàn 12.

Theo đó, nguồn gốc của lá cờ bắt đầu vào cuối năm 1953, khi chuẩn bị cho chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, cũng nhân dịp kỷ niệm 9 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị (TCCT) Quân đội nhân dân Việt Nam đề xuất với Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thêu cờ, dùng làm giải thưởng luân lưu... góp phần động viên các đơn vị trong toàn quân thi đua đánh giặc lập công. Lúc đó, đồng chí Vũ Anh Tài (cán bộ Ban Thi đua thuộc Cục Tuyên huấn, TCCT) được giao nhiệm vụ phác thảo mẫu cờ. Mẫu cờ được chọn là cờ đỏ sao vàng có dòng chữ “Quyết chiến quyết thắng-giải thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch”. Đồng chí Lê Quang Đạo, Cục trưởng Cục Tuyên huấn lúc bấy giờ, đem mẫu cờ xin ý kiến Bác Hồ và được Bác đồng ý phê duyệt. Ngày 22-12-1953, lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” chính thức được sử dụng, trở thành giải thưởng luân lưu của Bác.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, từ trận đánh mở màn cho đến khi kết thúc chiến dịch, Đại đoàn 312 đã tham gia 20 trận đánh lớn, tiêu diệt 17 đại đội địch, bắt sống hơn 4.000 tù binh, góp phần cùng với các đơn vị bạn tiêu diệt hoàn toàn Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp. Với chiến công xuất sắc đó, ngày 13-5-1954, trong lễ duyệt binh mừng chiến thắng được tổ chức trọng thể ngay trên cánh đồng Mường Thanh, Đại đoàn 312 vinh dự là đơn vị thứ hai nhận vĩnh viễn cờ thưởng luân lưu "Quyết chiến quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc son lịch sử xem các tin, bài liên quan.

Mới đây, đến tham quan nhà truyền thống Sư đoàn 312, Quân đoàn 12, các chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2024 chăm chú ngắm nhìn hai Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ của hai Anh hùng LLVT nhân dân: Tạ Quốc Luật và Hoàng Đăng Vinh, nguyên là cán bộ, chiến sĩ của Đại đoàn 312 (nay là Sư đoàn 312), những người từng trực tiếp tham gia chiến đấu và bắt sống tướng De Castries cùng bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ngày 22-4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra toàn diện các mặt công tác Sư đoàn 312, Quân đoàn 12.

Ý tưởng và phong cách chủ đạo

Concept Áo Dài Vest Cử Nhân không chỉ là một bộ ảnh đẹp mắt mà còn là biểu tượng của sự trưởng thành, tôn vinh văn hóa truyền thống và sự hội nhập hiện đại. Đây là cách để ghi lại những kỷ niệm đẹp đẽ và đầy ý nghĩa của quãng đời học sinh, thể hiện niềm tự hào và khát vọng bước vào chặng đường mới.

Concept Áo Dài Vest Cử Nhân là sự lựa chọn hoàn hảo để ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất của thời học sinh, với sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, lưu giữ những kỷ niệm quý báu trong hành trình trưởng thành.

Ekip thực hiện: Color Memories - Kỷ yếu sắc màu

Thăm Nhà truyền thống Sư đoàn 312, Quân đoàn 12, các chiến sĩ được tham quan lá cờ “Quyết chiến quyết thắng" là giải thưởng luân lưu của Hồ Chủ tịch tặng Đại đoàn 312 (nay là Sư đoàn 312) vì những thành tích xuất sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Học viện Tư pháp: Chủ động, quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao

Trong những năm qua, công tác thi đua, khen thưởng đã góp phần thúc đẩy tư pháp tỉnh Quảng Bình hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; các nội dung, chương trình công tác được triển khai đồng bộ, đi vào chiều sâu; tổ chức bộ máy được củng cố, kiện toàn, lề lối làm việc được đổi mới; tập thể luôn đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương và trách nhiệm; các lĩnh vực công tác và nhiều chỉ tiêu đã vượt so với kế hoạch. Với sự nỗ lực của toàn hệ thống, giai đoạn 2015-2020, Sở Tư pháp Quảng Bình đạt nhiều kết quả trong các lĩnh vực công tác, cụ thể: Đã thực hiện thẩm định 281 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); tự kiểm tra 247 văn bản QPPL, kiểm tra theo thẩm quyền 305 văn bản QPPL; rà soát 1.529 văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành. Trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp đã tổ chức hơn 190 hội nghị, cuộc họp cho 22.725 lượt người; in ấn, phát hành 273.846 tài liệu...

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Tiến Hoàng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận những thành tích của tư pháp tỉnh Quảng Bình đạt được trong giai đoạn 2015-2020. Đồng chí đề nghị, thời gian tới, Tư pháp tỉnh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt những nhiệm vụ sau: Tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo về thi đua yêu nước; tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng; nâng cao nhận thức trong toàn ngành về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Nhân dịp này, Hội nghị đã tặng bằng khen cho 3 tập thể, 1 cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2015-2020; 5 tập thể, 6 cá nhân được Sở Tư pháp công nhận là điển hình tiên tiến cấp cơ sở giai đoạn 2015-2020.

Cũng tại Hội nghị, đồng chí Trần Chí Tiến, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp phát động phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025 đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động Sở Tư pháp với chủ đề: "Đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, liêm chính, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao giai đoạn 2020-2025”. Đồng chí cũng yêu cầu các tập thể và cá nhân công chức, viên chức, người lao động toàn đơn vị hưởng ứng, tổ chức thực hiện thực chất, có hiệu quả để phong trào thi đua thực sự là động lực mạnh mẽ góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị được giao.

Sáng nay 12.10 tại Hà Nội, VCCI đã tổ chức lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13.10 và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022, có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế T.Ư Trần Tuấn Anh cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành T.Ư và trên 200 đại biểu doanh nhân.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết, điểm nhấn của lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam là tôn vinh, trao tặng danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022 cho 60 doanh nhân, trong đó có 10 người được vinh danh TOP 10 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu.

Anh hùng Lao động Thái Hương được chọn vinh danh trong TOP 10 Doanh nhân tiêu biểu năm 2022 và là một trong 6 doanh nhân tiêu biểu có thành tích, đóng góp xuất sắc trong phòng chống đại dịch Covid-19.

Theo thống kê của VCCI, doanh nghiệp của các doanh nhân TOP 10 này có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 rất ấn tượng: Tổng doanh thu gần 746 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 136 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 59 nghìn tỷ đồng và giải quyết việc làm cho trên 132 nghìn lao động.

Theo VCCI, danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu Việt Nam được khởi xướng từ năm 2006, trao tặng cho các doanh nhân có thành tích, cống hiến đặc biệt xuất sắc trong hoạt động kinh doanh, đóng góp xã hội, góp phần xây dựng doanh nghiệp cùng đất nước văn minh, thịnh vượng.

Điểm mới của năm 2022, các doanh nhân được lựa chọn vinh danh trong năm nay phải đáp ứng tiêu chí 6 chuẩn mực của Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam, gồm: Tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội; Tuân thủ pháp luật; Minh bạch, công bằng, liêm chính; Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình.

Trong cộng đồng doanh nhân, bà Thái Hương được biết đến là người có khát vọng cống hiến mãnh liệt, đã thực hiện cách mạng sữa tươi sạch tại Việt Nam và ghi đậm dấu ấn với cách mạng dinh dưỡng người Việt. Đến nay, Tập đoàn TH đã xây dựng hệ sinh thái trên 130 sản phẩm sạch, hữu cơ.

Bà Thái Hương cũng kiên định thực hành đạo đức doanh nhân Việt với những đóng góp về kinh tế xã hội, tuân thủ pháp luật, minh bạch - liêm chính, sáng tạo, tôn trọng thiên nhiên và yêu nước, khát khao phụng sự vì sức khỏe và hạnh phúc đích thực của cộng đồng.

Bà Thái Hương cũng là doanh nhân tiên phong tìm ra “chìa khoá vàng” để phát triển nông nghiệp Việt Nam, đó là công nghệ cao kết hợp với khoa học quản trị đan xen vào nhau. Điển hình là dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi, tổng đầu tư 1,2 tỉ USD với hệ thống trang trại hiện đại được Liên minh Kỷ lục Thế giới xác nhận năm 2020 là: Cụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô lớn nhất thế giới. TH đưa người nông dân thành một mắt xích trong chuỗi sản xuất hàng hóa đạt chất lượng quốc tế, khiến họ có thể tự hào về đồng đất quê hương mình.

Thành công từ dự án này đã thúc đẩy bà Thái Hương tiếp tục đưa thương hiệu TH ra thế giới, kiến tạo những dự án ở Nga và Úc.

Chia sẻ quan điểm xây dựng văn hóa kinh doanh cho doanh nghiệp và thực hành đạo đức doanh nhân, bà Thái Hương cho rằng, triết lý nhân văn là ánh sáng dẫn đường, tỏa sáng cho thương hiệu. “Ngay từ ngày đầu tiên, tôi đã xác định 5 giá trị cốt lõi của sản phẩm TH, xây dựng cho TH thương hiệu mang tầm cỡ quốc tế: “True Happiness - Hạnh phúc đích thực” mang tính nhân văn rõ rệt và vì sức khỏe cộng đồng. Tôi kiên tâm đi theo những giá trị đó trong bất cứ hoàn cảnh nào”, bà Hương nói.

Chiến lược phát triển bền vững được bà Thái Hương xác định ngay từ khi xây dựng thương hiệu, dựa trên sáu trụ cột: Dinh dưỡng-Sức khỏe, Môi trường, Con người, Giáo dục, Cộng đồng, Phúc lợi động vật. TH chú trọng canh tác hữu cơ, bảo vệ tài nguyên nước, tích cực sử dụng các nguồn năng lượng xanh, sáng lập và tham gia các tổ chức bảo vệ môi trường, thu gom và tái chế bao bì cũng như thực hiện hàng loạt hành động giảm thiểu rác thải nhựa, lan tỏa sống xanh trong cộng đồng.

Ngoài kinh doanh, sản xuất, bà Thái Hương cũng là người tiên phong, đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam thực hiện các chương trình an sinh xã hội lớn, các hoạt động xoá đói giảm nghèo, các chương trình góp phần cải thiện tầm vóc, thể lực thế hệ trẻ như Sữa học đường, Sức khỏe học đường quốc gia,... Đặc biệt, chung tay đẩy lùi Covid-19, từ đầu năm 2020 đến nay, TH có nhiều hoạt động trao tặng sản phẩm, vật tư y tế, đóng góp vào quỹ Vắc-xin với tổng giá trị hỗ trợ 108 tỷ đồng.

“Đó là lý do vì sao mọi người bảo tôi có thể kể chuyện về Bác Hồ một cách truyền cảm, sinh động, chân thật gần như là chứng kiến cả cuộc đời của Bác. Lời thơ của Tố Hữu cũng cho chúng ta cảm nhận: “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”. Ta cứ tâm nguyện như thế để làm sao bằng sự tận tụy trong công việc, bằng lối sống giản dị, trung thực và chân thành như Bác khuyên bảo để truyền cảm hứng đó đến mọi người”, Giáo sư (GS) Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, chia sẻ.

Truyền cảm hứng để cổ vũ học tập làm theo Bác

GS Bảo cho biết, việc nghiên cứu, truyền bá tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã tạo cho ông một động lực tinh thần to lớn để thực hiện cho được những lời Bác dạy.

Trong suốt quá trình nghiên cứu và truyền bá tư tưởng Hồ Chí Minh, ông đã may mắn được đi hầu khắp các tỉnh thành, từ đồng bằng tới miền núi. Có dịp tiếp xúc với mọi đối tượng và tầng lớp nhân dân, càng củng cố trong ông niềm tin về tình yêu nước nồng nàn của nhân dân và sự kính yêu, biết ơn vô hạn với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Việt Nam có một mệnh đề rất thiêng liêng: “Dân tộc anh hùng, Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại”. Do đó, mỗi buổi nói chuyện về Bác, ông đều cố gắng truyền cảm hứng đến mọi người về điều đó, tái hiện lại một phần nhỏ sự cao thượng, vĩ đại của Hồ Chí Minh trong lòng dân.

“Những lần đi nói chuyện về Bác Hồ ở nước ngoài, tôi càng cảm nhận được đồng bào ta ở nước ngoài yêu thương Bác vô cùng. Nghe những câu chuyện kể về Bác mà nhiều người không giấu được những giọt nước mắt, từ những doanh nhân thành đạt, những trí thức, học giả, thanh niên, sinh viên… Xúc động hơn cả là khi tôi kể chuyện về Bác Hồ với các cựu chiến binh, người khiếm thị và các cháu học sinh. Có lần tôi nói chuyện về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi ở một Trường tiểu học huyện Yên Dũng (Bắc Giang); hết giờ nói chuyện, các cháu nhỏ chạy ào lên chỗ tôi trò chuyện. Điều đó khiến tôi xúc động vô cùng”.

“Hoặc sau buổi kể chuyện Bác Hồ đi chúc Tết những người nghèo vào đêm giao thừa, một cán bộ chủ chốt của Tỉnh ủy Lai Châu đã viết bài thơ đăng trên Báo Nhân dân, trong đó có đoạn: “Có một thời giữa tối Ba mươi/ Chủ tịch nước đến thăm người nghèo nhất/ Phút giao thừa thương kẻ nghèo, Người đứng lặng/ Và nhân dân thành kính gọi tên Người…”. Như thế đủ hiểu sức lan tỏa, ảnh hưởng của Bác với dân lớn lắm”, GS Bảo nói.

Theo GS Bảo, kể chuyện về Bác Hồ không chỉ là truyền bá tri thức và hiểu biết của mình về Bác, mà phải làm sao tự bản thân trong trái tim mình cũng phải có xúc cảm. Từ trái tim đến trái tim là con đường ngắn nhất, tốt nhất để chúng ta thương yêu và tin cậy lẫn nhau; để chúng ta cổ vũ, thúc giục nhau học tập và làm theo tấm gương của Bác; để ai ai cũng muốn từ tư tưởng, di sản Hồ Chí Minh mà thấy được tầm vóc vĩ đại của lãnh tụ, thấy được cống hiến lịch sử vô giá của Người với dân tộc, với Đảng, với thế giới.

GS Hoàng Chí Bảo trong một buổi kể chuyện về Bác Hồ tại Yên Bái, năm 2020.

Một yêu cầu khắt khe là đã đi nói chuyện về Bác Hồ thì không thể là người có đạo đức kém, cho nên phải luôn luôn đặt việc tu dưỡng đạo đức lên hàng đầu, cùng với việc trau dồi tri thức, khoa học, kiến thức, vốn sống...

GS Bảo vinh hạnh và không thể nào quên khi được chứng kiến Lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình 52 năm về trước.

Lúc đó ông 25 tuổi, đang là giáo viên dạy văn tại một trường phổ thông. Trong chương trình giảng dạy văn học, ông cũng có điều kiện nghiên cứu về sự nghiệp thơ, văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có tác phẩm “Nhật ký trong tù”.

Trong lễ truy điệu Bác, Điếu văn của Đảng ta khẳng định: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch - người anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ cho dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. Điếu văn nhấn mạnh: “Người ra đi nhưng để lại cho toàn toàn Đảng, toàn dân ta một di sản vĩ đại, đó là thời đại Hồ Chí Minh - thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta”.

“Những điều ấy tôi tâm niệm suốt cả cuộc đời. Tôi đã nguyện tập trung nghiên cứu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bắt đầu từ sự kiện đó”, GS Bảo cho biết, sau lễ tang Bác, Trung ương có Chỉ thị về tổ chức kết nạp lớp đảng viên Hồ Chí Minh vào dịp Đảng ta tròn 40 năm lịch sử (năm 1970): “Tôi đã phấn đấu trở thành đảng viên của Đảng trong bối cảnh đó. Những sự kiện như thế gắn liền với việc rèn luyện, tu dưỡng của bản thân tôi”.

Năm 2006, Bộ Chính trị có Chỉ thị số 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Năm 2011, Bộ Chính trị tiếp tục có Chỉ thị 03-CT/TW, rồi Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Gần đây nhất, sau Đại hội XIII, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 01-KL/TW, nhấn mạnh yêu cầu: Gắn liền việc “học tập” với “làm theo” Bác để đảm bảo yêu cầu thực tiễn, thúc đẩy sự rèn luyện, tu dưỡng của từng cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu các cấp ủy và đội ngũ cán bộ cấp chiến lược.

Thấm nhuần tinh thần trên, tại các buổi nói chuyện về Bác Hồ, GS Bảo luôn ý thức một điều, phải làm sao để việc học tập, làm theo Bác trở thành một nhu cầu văn hóa thường xuyên, bền bỉ, tự giác của mỗi người, mỗi cơ quan, đoàn thể; để đó không còn là “cuộc vận động” nữa, mà phải trở thành tình yêu, thành nhu cầu, tình cảm tự thân của mỗi người đối với Bác.

Đảng đã nhấn mạnh làm sao cho tài sản tinh thần vô giá mà Bác để lại cho chúng ta phát huy được sức mạnh, hiệu quả trong xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Muốn thế thì trung tâm của vấn đề là phải xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh để thực hiện cho được lời Bác dạy: “Đảng là đạo đức, là văn minh”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tham ô là tội ác, là có tội với dân, với nước”; “phải trừng trị tất cả những kẻ bất liêm, bất kể chúng là ai”... Những điều ấy, Đảng đang ra sức thực hiện, nhất là có chủ trương không chỉ chống tham nhũng mà còn chống cả tiêu cực. Tại Hội nghị Trung ương 4 lần này, Trung ương đã mở rộng phạm vi, không chỉ trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn bao gồm cả trong xây dựng hệ thống chính trị; cùng với ngăn chặn, đẩy lùi thì phải chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh xử lý nghiêm sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những hành vi tham nhũng, tiêu cực. Việc làm trên càng cho thấy quyết tâm trở thành tín tâm của Đảng ta với dân, với nước.

Quyết tâm và tín tâm này cũng chính là học từ Bác, Người thường nói: Quyết tâm chưa đủ mà phải tín tâm; không bao giờ được mất lòng tin với dân. “Tất cả những điều đó luôn thường trực trong tôi để tâm nguyện thực hiện cho tốt nhất việc tu dưỡng đạo đức, tận tâm trong công tác và gắn bó với nhân dân. Mỗi lẫn đi nói chuyện về Bác là cơ may, là hạnh phúc khi được truyền cảm hứng từ Bác đến với nhân dân”, GS Bảo kể.

Năm nay GS Bảo đã gần 80 tuổi, sức khỏe không còn như xưa, nhưng ông cho rằng còn ngày nào có thể làm việc cho Đảng, cho dân thì vẫn luôn lấy việc nghiên cứu Hồ Chí Minh là trọng điểm và viết những tác phẩm, công trình để lại cho thế hệ sau, góp phần vào việc nâng cao nhận thức của xã hội và cũng là tiếp tục tình yêu với Đảng, với Bác. “Những việc làm ấy cũng bình dị như tất cả mọi người, thầm lặng như bất cứ một lao động trí óc nào, nhưng tôi coi đó là niềm vui, một sự sáng tạo, an ủi và suốt đời phải ghi nhớ công ơn của Bác, của Đảng, của nhân dân mới có được cuộc sống của mình ngày nay”, ông tâm sự. Sau khi nghỉ hưu từ 2016, đến nay GS Bảo vẫn nghiên cứu và lên lớp giảng dạy các chuyên đề tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nhất là những lớp về đào tạo cán bộ nguồn của Trung ương, các lớp học nghiên cứu sinh, cùng với việc truyền bá tư tưởng Hồ Chí Minh khắp mọi nơi. Hiện ông đảm nhiệm chức Giám đốc Trung tâm Hồ Chí Minh học (thuộc Trung ương Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam); Viện trưởng Viện Nghiên cứu danh nhân (thuộc Trung ương Hội Nhân lực, nhân tài Việt Nam).

GS Bảo được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Ba và nhiều giải thưởng về sách hay Việt Nam, giải thưởng Báo chí quốc gia… “Trong cuộc đời chúng ta, làm được việc gì có ích, có kết quả thì ta hãy coi đó là niềm hạnh phúc. Chính vì vậy mà tôi có thể vượt lên những khó khăn, cả về sức khỏe và tuổi tác để tiếp tục với công việc này.” (GS Hoàng Chí Bảo)

Concept Áo Dài Vest Cử Nhân cho kỷ yếu là sự kết hợp hài hòa giữa trang phục truyền thống và hiện đại, mang đến một phong cách trang trọng, thanh lịch nhưng vẫn đầy cảm xúc, thể hiện dấu ấn quan trọng trong cuộc đời học sinh.