Khởi đầu từ một brand thời trang nam, ngày nay hệ thống cửa hàng của Routine đã phủ khắp Đông Nam Á. Trung thành với chất liệu bền vững như Bông Mỹ (Cotton USA), linen, visco,… Routine để lại ấn tượng sâu sắc với tín đồ về một thương hiệu thời trang xanh nhưng có thiết kế trẻ trung, cá tính. Không ngừng hoàn thiện giá trị thương hiệu, Routine đã chứng minh rằng thời trang không chỉ đơn giản là thời trang, mà ẩn sau đó là những câu chuyện thú vị. Do đó, mỗi BST mới Routine luôn tiên phong và biết cách đan xen khéo léo những thông điệp tích cực về cuộc sống, và sâu xa hơn đó chính là sự tự tôn về bản sắc và con người Việt Nam.

The Blue T-Shirt: Sự kết hợp giữa văn hóa và thời trang xanh

Hình thành từ trong nét tinh tế smart-casual rất riêng của Sài Gòn, năm 2013 The Blue T-Shirt ra đời với lối đi riêng, hướng tới trở thành một thương hiệu lifestyle, để cổ vũ cho một phong cách sống, chú trọng đến chất lượng và tính bền vững. Theo đuổi con đường màu xanh, qua thời gian hình thành và phát triển, The Blue T-Shirt được biết đến với nhiều dòng chất liệu thân thiện môi trường: Blue Indigo bằng vải nhuộm Chàm của người H’Mông ở Sapa, Blue Bamboo dệt bằng sợi tre tự nhiên, Blue Recycle tái chế từ chai nhựa, và Upcycle tái chế từ “muse” quần áo cũ.

Với niềm tin sản phẩm chất lượng sẽ cải thiện cuộc sống của mọi người, hiểu rằng sự tự tin luôn phải xuất phát từ việc yêu chính mình, The Blue T-Shirt không ngừng cố gắng để tạo ra những sản phẩm, để mọi phụ nữ với những hình dáng cơ thể khác nhau đều có thể mặc vừa vặn và cảm thấy tự tin, thoải mái. Vì vậy, không khó để nhận ra các thiết kế của hãng tinh giản nhưng mang tính ứng dụng cao. Bởi các dòng sản phẩm bền vững đều có đặc trưng chung là thiết kế tối giản, dễ mặc và chất lượng cao. Không dừng lại ở đó, thương hiệu còn ứng dụng thành công yếu tố văn hóa vào trong thời trang, bằng việc sản xuất ra những sản phẩm không thuốc nhuộm và thuốc nhuộm từ vật liệu tự nhiên.

Dạo quanh gian hàng của The Blue T-Shirt trong mùa hè này, không khó để thấy những sản phẩm vẫn được ưa chuộng: áo sơ mi oversize, quần Brooklyn Cuffed Jeans, outfits Denim On Denim Look,… Mang màu sắc của sự tự do, cá tính, nhưng không kém phần thanh lịch, vượt qua cả những ranh giới của thời trang theo xu hướng, The Blue T-Shirt đã trở thành đại biểu cho những tâm hồn phóng khoáng, của những người yêu thời trang thời đại mới, thời thượng nhưng vẫn có trách nhiệm với môi trường.

Là một trong những thương hiệu đời đầu của dòng thời trang street style, từ năm 2009, BOO đã “gây sốt” thị trường bằng những sản phẩm áo phông in hình dành cho giới trẻ. Với hơn 30 cửa hàng trên toàn quốc, Bò Sữa nổi tiếng trong việc chuyển tải nhịp sống đô thị cùng những đặc trưng văn hóa truyền thống lên các sản phẩm từ: cafe sữa đá, trà chanh, xe buýt, mỳ tôm… Tuy nhiên, ít ai biết rằng, BOO còn được biết đến là thương hiệu thời trang Việt tiên phong theo xu hướng thời trang bền vững, các sản phẩm của Boo được làm từ các chất liệu thân thiện môi trường: US Cotton, Tencel, Cotton USA,… Song song với đó, để sàn phẩm của thương hiệu thân thiện với môi trường, BOO lựa chọn sử dụng loại mực in gốc nước không có các chất phụ gia độc hại như các loại mực truyền thống.

Đặc biệt, để xây dựng môi trường thời trang bền vững, BOO còn đi đầu trong việc mua lại các sản phẩm quần áo cũ từ khách hàng. Những vải thừa trong sản xuất, BOO khéo léo tái chế thành những chiếc tote bag xinh xắn để khách hàng có thêm lựa chọn mix-match với trang phục hằng ngày. Ngoài ra, BOO còn tích cực tham gia vào các hoạt động cộng động với các tổ chức bảo vệ môi trường. Điển hình, BOO kết hợp với WWF (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên) để gây quỹ, quyên góp trồng rừng chống ngập mặn ở Thừa Thiên Huế, hay tạo ra slogan “Quyết sạch cho Hà Nội quyết xanh”, nhằm “lôi kéo” các tổ chức, nhóm sinh viên cùng tạo ra các phong trào bảo vệ trái đSất.

Bên cạnh đó, để bắt nhịp với thời trang thế giới, năm 2021, BOO đã biến sản phẩm thành dạng NFT, trở thành một trong những hãng thời trang Việt đầu tiên gia nhập lĩnh vực vũ trụ ảo metaverse – “NextVerse”, vũ trụ ảo đang được VerseHub phát triển.

Bằng nội lực mạnh mẽ, nguồn cảm hứng, tình yêu và niềm đam mê bất tận, local brands Việt chắc chắn sẽ còn vươn xa theo sứ mệnh đã hoạch định. Và chúng ta có quyền trông đợi những cái tên mới đại diện cho sự sáng tạo của ngành thời trang nội địa có thể hy vọng sánh ngang với các thương hiệu nổi tiếng quốc tế, tạo nên một thị trường thời trang Việt vượt trội cả về chất lượng cũng như phong cách thời trang.

Tổng quan ngành khách sạn Nhật Bản

Các công ty khách sạn nội địa phần lớn thống trị ngành khách sạn ở Nhật Bản. Các thương hiệu trong nước và chuỗi cửa hàng của họ chiếm khoảng 90% tổng thị phần. Toyoko Inn Co. là chuỗi khách sạn lớn nhất cả nước về số phòng/nguồn cung cấp chìa khóa. Nó có hơn 250 khách sạn và cung cấp khoảng 50.000 phòng/chìa khóa trên toàn quốc. Tuy nhiên, với tiến bộ công nghệ và đổi mới dịch vụ, các công ty trong nước và quốc tế khác đang tăng cường sự hiện diện trên thị trường bằng cách giành được các hợp đồng mới và khai thác các thị trường mới. Các công ty bao gồm Toyoko Inn Co Ltd., Route-Inn Hotels, APA Hotels Resorts, Prince Hotels Resorts, và Super Hotel Co Ltd., cùng những công ty khác đã được nêu trong báo cáo.

Dẫn đầu thị trường khách sạn Nhật Bản

* Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Các Công Ty Thành Công và Quan Trọng được sắp xếp không theo yêu cầu cụ thể nào

Báo cáo ngành khách sạn ở Nhật Bản

Số liệu thống kê về thị phần, quy mô và tốc độ tăng trưởng doanh thu của Khách sạn 2024 tại Nhật Bản do Mordor Intelligence™ Industry Reports tạo ra. Phân tích khách sạn ở Nhật Bản bao gồm triển vọng dự báo thị trường đến năm 2029 và tổng quan về lịch sử. Nhận mẫu phân tích ngành này dưới dạng bản tải xuống báo cáo PDF miễn phí.

Thị trường Khách sạn Nhật Bản này diễn ra trong những năm nào và quy mô thị trường vào năm 2023 là bao nhiêu?

Năm 2023, quy mô Thị trường Khách sạn Nhật Bản ước tính đạt 24,5 tỷ USD. Báo cáo đề cập đến quy mô lịch sử thị trường Khách sạn Nhật Bản trong các năm 2020, 2021, 2022 và 2023. Báo cáo cũng dự báo quy mô Thị trường Khách sạn Nhật Bản trong các năm 2024, 2025, 2026, 2027, 2028 và 2029.

Phân tích thị trường khách sạn Nhật Bản

Ngành Khách sạn tại Nhật Bản Quy mô thị trường ước tính đạt 24,79 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến ​​sẽ đạt 26,29 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 1,18% trong giai đoạn dự báo (2024-2029).

Tại Nhật Bản, hoạt động của khách sạn vẫn yếu trong hầu hết năm 2021. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy phục hồi nhẹ so với nửa năm trước gần như ở mức được thấy trong nửa cuối năm 2020, ngay cả khi không có sự trợ giúp của chiến dịch Du lịch 'Đi tới'. Hơn nữa, doanh thu của khách sạn cũng được cải thiện đôi chút. Trong 2H/2021, chỉ số giá phòng trung bình hàng ngày (ADR) tăng 0,8 điểm trong nửa năm rưỡi (HoH) và chỉ số doanh thu trên mỗi phòng sẵn có (RevPAR) cũng tăng tương ứng 3,8 điểm HoH.

Với việc đại dịch COVID-19 làm giảm đáng kể doanh thu từ dịch vụ lưu trú và các nguồn doanh thu quan trọng khác, chẳng hạn như các sự kiện của công ty và tiệc chiêu đãi, ngành khách sạn ở Nhật Bản đã gặp khó khăn trong hai năm qua. Năm 2020 chứng kiến ​​số vụ phá sản tăng nhanh, vượt quá 120 trường hợp, hơn một nửa trong số đó là do đại dịch. Trong khi số vụ phá sản vào năm 2021 đã giảm, hơn 2/3 là do đại dịch, cho thấy những ảnh hưởng kéo dài của nó.

Đặc biệt, các khách sạn bình dân đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi đại dịch do nguồn cung trên thị trường quá lớn. Quy mô phòng nhỏ của những khách sạn như vậy dường như là một vấn đề đối với cả khách hàng và nhà điều hành, đặc biệt là sau đại dịch.

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang để mắt tới ngành khách sạn Nhật Bản. Ví dụ, Baring Private Equity Asia đã mua lại The B Osaka Midosuji, một khách sạn lớn ở phường Chuo, Osaka, trong một giao dịch ước tính trị giá hơn 10 tỷ JPY (74 triệu USD). Nhìn chung, mặc dù năm 2021 chứng kiến ​​​​các giao dịch lớn trong lĩnh vực khách sạn, nhưng khối lượng giao dịch lại tương đối thấp do đại dịch.