Xin giới thiệu cùng bạn đọc phóng sự Dấu ấn Cuộc thi "Vườn đẹp trang trại kiểu mẫu" của Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa do Đài PTTH Thanh Hóa thực hiện.

Hợp tác với Hàn Quốc trong nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cùng tham dự lễ ký kết, phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đại diện lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Vụ Hợp tác Quốc tế, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.

Các hoạt động hợp tác chủ yếu là đào tạo, nâng cao năng lực và chia sẻ kinh nghiệm trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, trước mắt sẽ đào tạo cán bộ về lĩnh vực thủy lợi, vận hành và duy tu bảo dưỡng hạ tầng nông thôn cũng như xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí tăng cường chia sẻ thông tin về các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển nông thôn, tổ chức các hội thảo chuyên đề và huy động thêm nguồn lực để thực thi thỏa thuận.

Mặc dù Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam, song đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp lại rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai nước.

KRC là một doanh nghiệp nhà nước của Hàn Quốc, hoạt động phi lợi nhuận. KRC được Chính phủ Hàn Quốc sử dụng để cấp viện trợ quốc tế, nhưng đằng sau KRC là một loạt các doanh nghiệp tư nhân của Hàn Quốc tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Thỏa thuận này hy vọng sẽ mở ra một kênh kết nối giữa các nhà đầu tư Hàn Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Một số lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc tham dự Hội thảo đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của Hàn Quốc trong xây dựng nông thôn (phong trào Saemaul Undong), trong đó nhấn mạnh đến vấn đề nâng cao năng lực và tăng cường tối đa sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển cộng đồng, tăng cường năng lực lãnh đạo nông dân, đảm bảo tính minh bạch. Chính phủ cần có chính sách động viên những tập thể, cá nhân làm tốt, cùng với đó là sự quyết liệt của các Bộ, ngành cùng nhau xây dựng và phát triển nông thôn.​/.

Cục trưởng cục phát triển nông thôn Hàn  Quốc ông Jeong Hwang Geun đang chia sẻ về những thành tích đạt được năm 2016 với trung tâm dự án phát triển kĩ thuật nông nghiệp nước ngoài vào ngày 14 tháng 3.

Quan chức của ‘dự án phát triển kĩ thuật nông nghiệp’(Korea Program on International Agriculture, KOPIA, hợp tác nhằm phát triển nông thôn thế giới cùng nhau họp lại và chia sẻ kĩ thuật nông nghiệp.

Cục phát triển nông thôn Hàn Quốc ngày 14 tháng 3 đã tổ chức buổi họp cùng với đại diện từ 20 nước thành viên của KOPIA bao gồm 9 nước châu Á, 6 nước châu Phi, 5 nước Trung Nam Mỹ chia sẻ về những thành tích đạt được trong quá trình triển khai dự án năm 2016 với Hàn Quốc.

Buổi họp cũng đưa ra thảo luận phương án phát triển nhằm thúc đẩy dự án phù hợp với từng quốc gia thông quá việc phân tích môi trường nông nghiệp và trình độ kĩ thuật của các quốc gia đó.

Đặc biệt với những thành tích đạt được trung tâm đại diện KOPIA tại Việt Nam và Kenya trong năm 2016 đã dành được giải trung tâm xuất sắc. Trung tâm đại diện tại Kenya đãn áp dụng kĩ thuật nuôi trồng gia cầm và sản xuất giống khoai tây mới tăng hiệu suất và giảm tỉ lệ rủi ro nhờ đó thu hoạch của người nông dân đã tăng lên đến 3~4 lần.

Từ năm 2015 một dự án giáo dục mang tên ‘school farm’ dành cho các học sinh tiểu học đã đi vào hoạt động với kết quả đạt được là sản lượng 7 loại nông sản bao gồm ngô được sản xuất tại đây lên đến con số 20,5 tấn.

Tại trung tâm đại diện ở Việt Nam tiến hành trồng 12 loại nông sản với 23 loại giống bao gồm cải thảo, củ cải,... Đặc biệt là giống củ cải Hàn Quốc có khả năng thích ứng cao, vị ngon và chắc, được nhiều người yêu thích đang được trồng thí điểm tại 10 điểm ở Việt Nam.

Hình thành hệ thống phân phối giống lạc ‘TK10’ có khả năng chống lại bệnh héo xanh vi khuẩn và thu được 144 tấn giống trong năm ngoái.

Cục phát triển nông thôn và đại diện văn phòng phát triển nông nghiệp tại nước ngoài Hàn Quốc đã có cuộc họp báo cáo thành tích tiến hành dự án phát triển kĩ thuật nông nghiệp năm 2016 vào ngày 12 tháng 3.

Cục trưởng cục phát triển nông nghiệp Hàn Quốc ông Jeong Hwang Geun cho biết thông qua trung tâm KOPIA kĩ thuật nông nghiệp của Hàn Quốc đã có thể góp phần vào tăng trưởng nông nghiệp bền vững của các quốc gia đang phát triển, mong rằng các lãnh đạo và nhân viên có thê cố gắng hơn nữa để mang lại sự ổn định cho phát triển nông nghiệp và tăng nguồn thu nhập cho người nông dân.

Phóng viên korea.net Kim Eun Yeong

Ảnh: Cục phát triển nông nghiệp

SEOUL, Hàn Quốc, 14/12/2021 /PRNewswire/ -- Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn Hàn Quốc cho biết đây là lần đầu tiên trong lịch sử xuất khẩu nông sản và thủy sản của nước này vượt mốc 10 tỷ USD tính đến 25/11. Đây là thành tựu đặc biệt xuất sắc vì các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu gồm nông sản và thủy sản sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho nông và ngư dân bên cạnh các thực phẩm truyền thống như nhân sâm và kim chi.

Một viên chức của Hiệp hội Nhân sâm Hàn Quốc cho biết: ''Trong 10 tỷ USD giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản và thủy sản, thực phẩm truyền thống như Nhân Sâm chiếm 170 triệu USD. Văn hóa trồng trọt và điều chế thuốc từ nhân sâm đã được công nhận là bảo vật phi vật thể quốc gia, đồng thời nhân sâm được Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm chứng nhận là thực phẩm chức năng giúp cải thiện sức khỏe lá gan. Chúng tôi hy vọng thông tin giá trị này sẽ tăng cường thêm sức ảnh hưởng của nhân sâm để người dân trên thế giới đều biết Hàn Quốc là xứ sở thực phẩm tinh túy này".

Kể từ những năm 1990, các mặt hàng được xuất khẩu lần đầu trên quy mô toàn diện đã góp phần truyền bá văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc lan rộng ra thế giới. Chiến dịch toàn cầu hóa thực phẩm Hàn Quốc năm 2008 cũng như các chính sách thúc đẩy phát triển thị trường mới trong năm 2017 đã cải thiện hoạt động xuất khẩu thực phẩm nông - thủy sản sang 200 quốc gia trên thế giới tăng trưởng ổn định.

Đứng trước cuộc khủng hoảng về chuỗi cung ứng logistics toàn cầu nhưng giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc vẫn giữ vững tăng trưởng và nắm giữ kỷ lục cao nhất trong 10 năm qua (tăng 16,1% ↑ so với cùng kỳ năm ngoái).

Đặc biệt, nhân sâm được công nhận là cây trồng biểu tượng của Hàn Quốc, vốn từ lâu đã nổi tiếng nhờ giá trị y học cổ truyền và sức khỏe trên toàn thế giới. Để có được thành công này, Hàn Quốc không chỉ ưu tiên về khí hậu và thổ nhưỡng mà còn sử dụng công nghệ trồng và chế biến nhân sâm tốt nhất thế giới.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc đã trực tiếp quản lý Hiệp hội Nhân sâm Hàn Quốc nhằm thúc đẩy ngành nhân sâm phát triển lành mạnh, qua đó nâng cao thu nhập của những người trong ngành cũng như toàn cầu hóa nhân sâm Hàn Quốc. Để biết thêm thông tin chi tiết về nhân sâm Hàn Quốc trên website, vui lòng truy cập (http://korean-ginseng.org/en2/)

Trong xã hội Hàn Quốc, nhu cầu quản lý nông thôn hiệu quả đang gia tăng đáng kể do sự già đi của dân cư nông thôn và giảm dân số. Trên một phía, có nguy cơ các ngôi làng sẽ dần mất đi do quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Tuy nhiên, trái ngược với điều đó, một xu hướng đang xuất hiện là giới trẻ trở lại nông thôn và lựa chọn làm nông nghiệp. Điều này tạo nên hai sự thay đổi đồng thời, có những khía cạnh tích cực và tiêu cực đang diễn ra đồng thời tại các vùng nông thôn của Hàn Quốc.

Hiện nay, việc thúc đẩy sự thông minh hóa khu vực nông thôn đã trở thành một vấn đề cốt lõi, đồng thời là một giải pháp cần thiết để phát triển và đối phó với các mối đe dọa trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội. Cả chính quyền trung ương và địa phương đang hỗ trợ phát triển nông thôn và nông trại thông minh bằng cách tạo ra một mạng lưới liên kết toàn diện trong mọi lĩnh vực. Trang trại thông minh là một trong những dự án chiến lược và mô hình đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp dựa trên công nghệ tại Hàn Quốc. Dự án này tập trung vào ba yếu tố cốt lõi là công nghệ, sản xuất và con người để xây dựng các khu vực nông thôn thông minh. Nội dung chi tiết của dự án bao gồm: (1) Thiết lập các chương trình giáo dục chuyên nghiệp về trang trại thông minh và đào tạo các chuyên gia trẻ. (2) Xác định các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng từ các trang trại thông minh và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đồng thời, tổ chức Hội chợ K-Food tại Thái Lan và Việt Nam để tăng cường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Hàn Quốc. (3) Xây dựng các tổ hợp thực nghiệm nhằm thúc đẩy sự phát triển sản phẩm và công nghệ mới giữa các ngành công nghiệp (thiết bị, thực phẩm và sinh học), nông dân và các cơ quan nghiên cứu. (4) Xây dựng nền tảng mở để chia sẻ và giao dịch dữ liệu liên quan đến tăng trưởng và canh tác trong các trang trại thông minh. (5) Ban hành các tiêu chuẩn quốc gia để đảm bảo tính tương thích giữa các thiết bị trang trại thông minh và hiệu quả bảo trì.

Hàn Quốc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp thông minh

Nhờ vào những nỗ lực này, Hàn Quốc đang hướng đến việc thúc đẩy phát triển nông thôn thông minh và sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo ra sự phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp và góp phần vào phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

Tương tự với Chương trình Nông thôn Mới tại Việt Nam, ở Hàn Quốc, để xây dựng thành công nông nghiệp thông minh, chính phủ đã chỉ đạo tất cả các bộ ngành tại địa phương tham gia và đảm nhận trách nhiệm trực tiếp trong việc triển khai các dự án thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Mỗi bộ ngành và địa phương được yêu cầu ban hành các chính sách riêng, đồng thời tận dụng các ưu điểm riêng biệt và hợp tác với các bộ ngành khác.

Hàn Quốc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa nông nghiệp

Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Gia súc là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực nông thôn thông minh, bao gồm các dự án như thung lũng cách tân trang trại thông minh, dự án thí điểm nông nghiệp thông minh điền dã, doanh nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp sinh học đa ngành, doanh nhân trẻ, doanh nghiệp phát triển công nghệ thông minh, cải tiến giống cây trồng, và doanh nghiệp cho thuê trang trại.Bộ Quản trị Công cộng và An ninh đảm nhận vai trò phát triển cộng đồng làng nông thôn thông minh và cải thiện hiệu suất quản lý thông qua dự án như kích hoạt thông tin làng và khuyến khích ứng dụng công nghệ mới trong dịch vụ công. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm phát triển du lịch thông minh, bao gồm xây dựng nền tảng và phát triển phần mềm du lịch thông minh. Bộ Đất, Hạ tầng và Giao thông có trách nhiệm xây dựng thành phố thông minh thông qua các dự án hỗ trợ thách thức thông minh và tái tạo đô thị thông minh. Bộ Khoa học Công nghệ Thông tin và Truyền thông hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm để mở rộng làng thông minh và các dự án mở rộng tại các trung tâm nông thôn.

Kỹ thuật chế biến đặc sản Hồng treo gió tại Sangju, Hàn Quốc

Dựa trên nhiệm vụ phân công, các bộ ngành và địa phương đã cùng xây dựng 4 tiêu chí dịch vụ cho làng thông minh. Tiêu chí bao gồm: tiêu chí về môi trường sống (giám sát môi trường, hạ tầng cơ bản, phòng ngừa dịch bệnh, an ninh và an toàn, giáo dục và sức khỏe); tiêu chí về xã hội nông thôn (kích hoạt cộng đồng, khảo sát làng); tiêu chí về kinh doanh nông nghiệp (thông tin nông nghiệp, mạng lưới nhân sự); tiêu chí về đa dạng hóa kinh doanh (marketing địa phương, chia sẻ nguồn lực). Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra chính sách phát triển trang trại thông minh với chiến lược cách mạng nông nghiệp thông qua dự án trang trại thông minh. Dự án này đã được triển khai từ năm 2019 đến năm 2022 trên diện tích 42,7ha với tổng mức đầu tư khoảng 157,92 tỷ won (tương đương 140 triệu USD). Mục tiêu của dự án là tạo ra một hệ sinh thái đổi mới và sáng tạo trong nông nghiệp thông qua việc mở rộng bốn thung lũng công nghệ nông nghiệp, hướng đến xây dựng thị trường nông nghiệp công nghệ cao mới. Các thung lũng công nghệ này sẽ phát triển thành cụm công nghiệp nông nghiệp dựa trên công nghệ thông tin để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và các ngành liên quan bằng cách tích hợp sức mạnh của nguồn nhân lực trẻ và đổi mới công nghệ. Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp, khu phức hợp cho thuê trang trại thông minh và trung tâm thử nghiệm sẽ được thành lập như một cơ sở quan trọng vào năm 2021. Các khu vực như Sangju và Gimje đã được chọn làm khu vực phát triển đầu tiên của dự án vào đầu năm 2018. Năm 2019, khu vực Koheung và Miryang đã được chọn để phát triển thành trung tâm ươm tạo doanh nghiệp cho nông dân trẻ và đổi mới công nghệ vào năm 2022. Vì dự án sẽ được thực hiện bởi chính quyền địa phương, mỗi khu vực sẽ phát triển theo hướng và trọng tâm khác nhau. Ngân sách được phân bổ cho các công việc xây dựng nền móng, trung tâm ươm tạo doanh nghiệp, trang trại thông minh cho thuê và tổ hợp thử nghiệm. Điều này cho thấy sự tập trung và phối hợp của các bộ ngành và địa phương trong việc thúc đẩy nông thôn thông minh ở Hàn Quốc, thông qua việc xây dựng các dự án và chính sách đa dạng nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp thông minh và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và doanh nhân trẻ tham gia vào lĩnh vực này. Nhờ vào những chiến lược trên nông thôn Hàn Quốc ngày càng hiện đại và đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn ngày càng được nâng cao, trở thành một trong những hình mẫu trong đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn mới.

​Nhằm đảm bảo cho lòng sông, kênh, rạch trên địa bàn được thông thoáng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo dòng chảy, tích trữ nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp trong khi mùa khô hạn đang vào cao điểm, ngày 19-3-2023.