Ngô Vương Kiếm Và Việt Vương Kiếm
Ngài có vẻ người khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, trí dũng song toàn, sức mạnh cử đỉnh – như lời sử cũ mô tả. Thuộc dòng dõi Hào trưởng đất Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), ngài sinh năm 898. Bấy giờ là cuối đời nhà Đường ở phương Bắc sang đô hộ nước Việt. Thủ lĩnh các địa phương đều tranh thủ thời cơ, lăm lăm nổi dậy, đuổi giặc cứu nước. Nghe tin ở Dương Xá (Ái Châu – Thanh Hóa), Hào trưởng Dương Đình Nghệ là người có chí lớn, thế lực mạnh, Ngài (Đức Vương Ngô Quyền) bèn vào theo. Và được họ Dương mến chuộng, nhận làm nha tướng, lại gả con gái cho.
Vấn vương - Vương vấn - Vấn vít
Đề thi môn tiếng Việt lớp 4 của một trường tiểu học ở TP Thanh Hóa (năm học 2021-2022), yêu cầu học sinh nhận diện từ láy như sau: “Từ nào không phải từ ghép: A. châm chọc; B. vương vấn; C. phẳng lặng; D. nóng nực”.
Học sinh khoanh tròn vào phương án “B. vương vấn”, và được chấm là đúng (câu 7; 0,5 điểm). Chính Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) cũng đã thu thập và giảng từ “vương vấn” là “Cứ phải nghĩ đến, nhớ đến mà không thể dứt ra được mặc dù không muốn thế. Vương vấn chuyện gia đình. Xa nhau rồi mà lòng còn vương vấn”, và ở mục từ “vấn vương” thì giảng là “như vương vấn” và lấy ví dụ “Suy nghĩ vấn vương. “Cho nắng hường vấn vương muôn ngàn sợi” (Hàn Mạc Tử)”.
Tuy nhiên, “vương vấn” hay “vấn vương” đều là từ ghép đẳng lập, không phải từ láy. Cụ thể, vương nghĩa là mắc vào, dính vào, thường là vô tình, ngoài ý muốn (như Bỏ thì thương, vương thì tội - Tng; Tiếc thay chút nghĩa cũ càng, Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng - Kiều); vấn 絻, gốc Hán vốn chỉ việc mặc đồ tang thời xưa, phải để đầu trần, cột tóc, dùng vải gai quấn đầu; sau được dùng với nghĩa quấn, cột, cuộn thành nhiều vòng (như vấn khăn; vấn tóc nói chung, cùng nghĩa với vấn trong vấn vít).
Lại nói về từ vấn vít. Từ điển từ láy tiếng Việt (sách đã dẫn) thu thập và giảng như sau: “vấn vít đgt. 1. Xoắn lại với nhau nhiều vòng. Dây leo vấn vít quanh gốc cây cổ thụ. “Chín hồi vấn vít như vầy mối tơ” (Nguyễn Du). 2. Luôn luôn vương vấn trong trí, trong lòng. Đầu óc vấn vít nỗi nhớ thương”.
Tuy nhiên, vấn vít cũng là từ ghép đẳng lập. Như đã phân tích ở trên, vấn nghĩa là quấn, cột làm nhiều vòng (như vấn khăn; vấn đầu; Vấn tóc cho gọn lại); vít là kéo xuống, kéo cong xuống hoặc kéo lại gần (như vít xuống; vít cành cây; vít cần rượu). Các loại dây leo thuộc họ bầu bí dùng “tay” vươn ra, bám vào các cành nhánh của cây chủ, rồi vít, kéo lại để bò lên, sau đó thân của nó vấn nhiều vòng quanh cây chủ; cây bò lan đến đâu thì vấn vít đến đấy. Nghĩa rộng của vấn vít được hiểu như vấn vương/vương vấn.
Như vậy, từ điển và sách giáo khoa đã dạy các em học sinh rằng “vương vấn”, “vấn vương”, “vấn vít” là từ láy. Theo đây, với một từ được xem là từ láy, thì hầu như người ta sẽ bỏ qua, không quan tâm đến nghĩa của từng yếu tố cấu tạo từ, “vương” là gì, “vấn” là gì nữa. Trong khi nếu được giảng: vương ở đây là mắc vào, dính vào, vấn là quấn lại, buộc vào; nghĩa ẩn dụ của từ ghép đẳng lập này chỉ việc thường cứ phải nghĩ đến, nhớ đến điều gì đó, không thể dứt đi được, giống như bị vương (vướng mắc vào), bị vấn (quấn, buộc vào),... thì các em học sinh sẽ hiểu sâu thêm nghĩa của từ ngữ, và cảm nhận được cái hay cái đẹp của tiếng Việt.
Công ty cổ phần công nghệ VVT (tiền thân là Công ty TMDV Viễn Thông Việt Vương) là công ty cung cấp tổng thể sản phẩm cùng các giải pháp viễn thông và công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Sứ mệnh: Xây dựng và tìm kiếm các giải pháp để góp phần vào sự phát triển của ngành viễn thông và công nghệ thông tin của Việt Nam, mang tiện ích của công nghệ đến cuộc sống. Không ngừng gia tăng lợi ích cho khách hàng và nhà đầu tư.
“Đồng thuận - Cân bằng - Cam kết – Tôn trọng – Đổi mới” là những giá trị cốt lõi mà Công ty cổ phần công nghệ VVT đã gây dựng ngay từ những ngày đầu thành lập. Đây là kim chỉ nam, là nền tảng, là tinh thần và sức mạnh thúc đẩy lãnh đạo, CBNV của Công ty không ngừng nỗ lực, sáng tạo vì lợi ích của khách hàng, đồng thời dẫn bước cho Công ty đi đến thành công.
“Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp”
Công ty Cổ phần công nghệ VVT đã tham gia cung cấp sản phẩm cũng như dịch vụ tới các đối tác lớn trong các dự án trọng điểm.
Đức vương Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ, tại làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Cha ông là Ngô Mân, làm Châu mục Đường Lâm thuộc dòng hào trưởng có thế lực. Ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra là người có trí dũng song toàn, được cha dạy bắn cung nỏ, sử dụng giáo gươm, nghệ thuật binh pháp. Ngô Quyền lớn lên trong lúc đất nước mới dành được quyền tự chủ. Ông nối chí cha, tập hợp được lực lượng và trở thành một hào trưởng hùng mạnh trong vùng. Ông được Dương Đình Nghệ tin yêu, mời về làm nha tướng và gả con gái cho. Sau lại được Dương Đinh Nghệ giao cho trấn giữ châu Ái, vùng đất phên dậu của quê hương họ Dương, nay thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa.
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị tên thuộc tướng Kiều Công Tiễn giết hại nhằm đoạt ngôi Tiết độ sứ, gây nên sự căm phẫn trong các vị hào trưởng và nhân dân. Nghe tin, Ngô Quyền tập hợp lực lượng để tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Hoảng sợ, Kiều Công Tiễn vội vã sai người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Lưu Cung sai con là Thái tử Hoằng Tháo thống lĩnh đoàn binh thuyền vượt biển sang xâm lược nước ta.
Đất nước lâm nguy, Ngô Quyền một mặt tiêu diệt Kiều Công Tiễn trừ mối họa bên trong, mặt khác huy động nhân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Tại vùng cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền huy động hàng ngàn binh sĩ và nhân dân địa phương xây dựng trận địa cọc gỗ để đón đánh quân xâm lược. Một ngày cuối đông năm 938, đoàn binh thuyền của Hoằng Tháo đến vùng cửa biển Bạch Đằng, thời điểm nước triều đang lên cao. Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch đuổi theo vượt qua bãi cọc, lọt vào trận địa mai phục của ta. Khi đoàn thuyền của Hoằng Tháo vượt qua vùng cửa biển, nước triều rút mạnh, quân ta quay lại phản công quyết liệt. Trận địa cọc nhô lên chặn đứng đoàn thuyền giặc, nhiều chiếc bị cọc gỗ đầu bịt sắt đâm thủng, va vào nhau rồi chìm xuống dòng sông. Chủ tướng Hoằng Tháo bị chết tại trận. Toàn bộ đạo quân xâm lược của nhà Nam Hán bị tiêu diệt ngay tại nơi địa đầu sông nước của Tổ quốc. Vua Nam Hán đồn trú ở cửa biển để cứu trợ nhưng không làm gì được, thương khóc con, thu nhặt quân lính còn sót rút về.
Mùa xuân, tháng Giêng năm Kỷ Hợi (939), Ngô Quyền xưng vương, xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ, bỏ chức Tiết độ sứ, tự xưng Vương hiệu, định quốc ở Cổ Loa – kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương làm kinh đô cho triều đại của mình để biểu lộ ý chí kế thừa truyền thống từ thời An Dương Vương.
Ngày 16 tháng Giêng năm Canh Thìn (944), Ngô Quyền qua đời sau 6 năm trị vì đất nước. Để tưởng nhớ công lao to lớn của đức Vua, nhiều nơi trên cả nước đã lập đền thờ như ở Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Phú Thọ…
Kết quả khảo cổ học trong những năm qua tại Cổ Loa đã làm sáng tỏ lịch sử trong 6 năm trị vì của Ngô Vương, một số ít đoạn thành cũ của An Dương Vương cũng được nhà Ngô tu sửa, đắp lại.
Trong dân gian còn lưu truyền những câu chuyện gắn với các di tích, di vật, đang hiện hữu trong Khu di tích như: giếng nước Ngô Quyền, câu chuyện về cây đa nghìn tuổi được Ngô Quyền trồng trước cửa am thờ Mỵ Châu, truyền thuyết về cuộc hôn nhân giữa Ngô Quyền và bà phi họ Đỗ người làng Dộc (Dục Tú ngày nay) đã tạc vào bia đá di tích Đền Thượng, hay việc phân chia đất Cổ Loa và Dục Tú thời Ngô Quyền mà dân gian có câu thơ: Chợ Sa của Cổ Loa, cây đa của Dục Tú…
Để tri ân tiền nhân, giáo dục truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhân ngày sinh đức Vương Ngô Quyền ngày 12 tháng 3 năm Canh Tý (tức ngày 4/4/2020), Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, UBND huyện Đông Anh, Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa, UBND xã Cổ Loa thành kính thắp hương tưởng niệm đức Vương Ngô Quyền tại các di tích: đình Ngự Triều Di Quy - Khu di tích Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh và Đền thờ Ngô Quyền, thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, huyện Sơn Tây, Thành phố Hà Nội.