Múa Hải Hậu Rực Sáng Một Vùng Quê
Thêm bài hát vào playlist thành công
Múa Lân Sư Rồng - Ý Nghĩa Một Số Bài Múa Phổ Biến
Múa Lân Sư Rồng - Ý Nghĩa Một Số Bài Múa Phổ Biến
Hơn trăm năm trước, nghệ thuật múa Lân - Sư - Rồng theo người Hoa du nhập đến vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn (nay là TP Hồ Chí Minh). Nghệ thuật múa Lân - Sư - Rồng cũng từ đó phát triển, người Việt Nam tiếp nhận nghệ thuật Lân - Sư - Rồng rất tích cực và sáng tạo, làm nên nét tinh túy riêng biệt, trở thành một phong tục, một nét đẹp văn hoá, tín ngưỡng. Tùy theo không gian rộng hay hẹp, tùy theo ý nghĩa của dịp lễ hội và yêu cầu của khách hàng, đội Lân-Sư-Rồng biểu diễn từng bài, từng cách múa cho phù hợp. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba thể loại với nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những nét đặc trưng cơ bản của bộ môn nghệ thuật dân gian đường phố này, cũng như tìm hiểu ý nghĩa của các bài múa nhé!
Xem thêm: Top 6 công ty cung cấp Lân Sư Rồng chuyên nghiệp tại TP.HCM
I. Nguồn gốc Nghệ thuật múa Lân Sư Rồng:
Không chỉ là môn nghệ thuật, Lân - Sư - Rồng còn được quan niệm sẽ đem lại điềm lành, may mắn, bình an và tài lộc. Trong các dịp tổ chức sự kiện lễ khai trương, lễ khánh thành, lễ khởi công, lễ động thổ, các bài múa đều mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, thuận lợi; bởi múa lân thường mang ý nghĩa đó là sự may mắn, làm ăn thuận buồm xuôi gió cho gia chủ. Ngoài ra, múa Lân - Sư - Rồng của Việt Nam thường được biểu diễn tại những lễ hội, sự kiện văn hóa, đặc biệt là dịp Tết Trung thu và Tết Nguyên đán.
Múa lân có nguồn gốc lâu đời hàng ngàn năm và được giữ gìn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Ở Việt Nam và Trung Quốc vào dịp Tết Trung Thu có tục múa lân. Ở Miền Bắc Việt Nam và ở Trung Quốc thường gọi là múa sư tử (Chữ Hán: 舞獅. Pinyin: wǔshī. Tiếng Anh: Southern Lion Dance) mặc dù sư tử thì không có sừng. Tuy nhiên, các ghi chú bằng Chữ Nôm trên các bức tranh "Cóc Múa Lân" thuộc dòng Tranh Đông Hồ lại ghi là "Phụng Lân" (Chữ Nôm: 奉麟). (nguồn wikipedia)
Lân có hai loại: loại có sừng và không sừng. Lân không sừng giống hổ là biểu tượng của tháng giêng. Đầu lân không sừng dùng để múa, thường dính vào sau gáy một miếng vải đỏ, viết chữ Vương lớn và đậm nét, mình lân có vòng đen. Lân có sừng chỉ có một sừng chính giữa nên còn gọi là kỳ lân, đầu tròn lớn, màu thân giống màu đầu lân, hay được sử dụng để múa nhất.
Lân chỉ chế tạo cái đầu thật công phu, còn mình là vải thêu, viền rất khéo. Có loại lân đặc biệt, nửa giống lân, nửa giống rồng, nhưng ít xuất hiện trong các buổi diễn. Để làm ra một chiếc đầu lân đẹp không hề đơn giản, đòi hỏi người thợ phải khéo léo, sáng tạo và có kinh nghiệm lâu năm. Đầu lân được làm ra phải trải qua rất nhiều công đoạn từ khâu chuẩn bị cho đến khi hoàn thành sản phẩm. Chính vì nhu cầu về thẩm mỹ ngày càng cao mà khách hàng đưa ra nên đầu lân luôn được trang trí với những họa tiết nghệ thuật nhất, bắt mắt nhất.
Múa sư tử thì khác múa lân, người múa núp kín thân mình trong bụng sư tử giả và sư tử thì không có sừng. Một tiết mục múa sư của người Hoa gồm 4 người: 2 người múa, 1 người đánh trống, 1 người cầm quả cầu. Trống trong múa Sư được đánh theo nhịp khác với múa Lân, người ta gọi nhịp trống trong múa Sư là nhịp trống Bắc Kinh.
Múa Rồng xuất hiện trong người Hoa ở Việt Nam vào khoảng những năm 1944-1945 do ông Trần Bồi, một chủ cơ sở sản xuất xà bông Trung Nam ở Sa Đéc, vốn là nguồn gốc Phước Châu (Phúc Kiến), nơi được coi là cái nôi của nghệ thuật múa rồng, tổ chức đội múa từ các thanh niên công nhân trong xưởng của ông. Múa rồng có rất nhiều điệu khác nhau, người ta cho rằng có đến hơn 30 điệu. Rồng được chia thành ba loại:
Múa lân hoặc Sư chỉ cần hai người, nhưng múa Rồng thì phải có nhiều người tập rất công phu để thể hiện được các động tác đồng bộ khi rồng uốn khúc, rồng phóng tới, rồng đảo lại. Múa rồng cần ít nhất 6 người, hoặc nhiều cũng đến 20-30 người cùng điều khiển con rồng phô diễn thần oai.
Múa Lân - Sư - Rồng không những là nghệ thuật trong dân gian mà còn là sự tranh tài với nhau giữa các đội múa. Trong màn trình diễn múa lân, sư, rồng, không thể thiếu Ông Địa, một người bụng phệ (do độn vải) mặc áo dài đen, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ ông địa đầu hói tròn cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa hoặc mua vui cho gia chủ.
II. 3 điều đặc biệt về múa lân sư rồng:
1. Phong tục xông đất - trả lộc đầu năm:
Đoàn lân sư rồng đánh trống vang xóm và nhà nào có treo thưởng thì đội lân sẽ đến múa chúc vui, tiền thưởng thường treo trên cao, có khi buộc trên cành tre cao, đội lân sẽ đôn người lên cho lân há miệng ngoạm lấy (có khi làm thang là một cột thép dựng đứng để lân leo). Thường phần thưởng càng lớn thì treo càng cao, đội lân càng có nghề càng thích phần thưởng treo cao, xem như một thách thức các đội lân khác, đồng thời qua đó chứng tỏ tài nghệ của đội để thu hút các gia chủ khác. Nhưng trong nhà có người già thì phần thưởng lại được treo thấp dù có giá trị cao, chắc tránh cho lân gặp phải nguy hiểm xem như gia chủ để phước. Ông địa phải vào nhà vái chào người già, gia chủ, sau đến giỡn chơi hoặc làm hề cho trẻ em vui, nếu gia chủ tỏ ý muốn mời thì đoàn lân sẽ vào, sau khi lân ngậm được tiền, lân gục gặc đầu cảm tạ thì ông địa lại vái chào cảm ơn gia chủ trước khi đoàn lân qua nhà khác. Âm thanh và vũ đạo là 2 yếu tố chính quyết định tạo nên sự thành công của một tiết mục biểu diễn của đội múa lân. Với sự đầu tư hoành tráng về các thiết bị đạo cụ như trống, chiên, xẻng, cau liễn và hơn hết nữa qua sự điêu luyện bàn tay của những nhạc công chuyên nghiệp, đảm bảo mang đến cho người xem những màn múa sống động nhất, hấp dẫn nhất.
Đẳng cấp lân được thể hiện thông qua màu sắc của râu: Râu đen, râu mè (vừa đen vừa bạc) và râu bạc; đó là quy tắc bất thành văn, bất di bất dịch trong nghề. Lân râu đen là đoàn lân mới thành lập hoặc hoạt động dưới 10 năm, khi gặp lân râu mè (đoàn lân được thành lập trên 15 năm) và lân râu bạc (đoàn lân có tuổi đời trên 30 năm) phải cúi chào và nhường đường. Đối với những con lân râu đen ngổ ngáo, gặp lân râu mè hay râu bạc, sau tiếng cheng và trống chào mà không tránh đường, chỉ cần lân râu mè hay râu bạc đá râu nhắc nhở, chưa phải đến độ "chạm đầu lân", lân râu đen ngay lập tức hiểu phận hậu bối của mình. Bởi đơn giản, lân râu mè và râu bạc thường được điều khiển bởi các cao thủ tiền bối, dày dạn kinh nghiệm.
3. Ý nghĩa màu sắc lân sư rồng:
a) Điển tích "Đoàn viên kết nghĩa" : Để có những điệu múa đẹp mắt, các võ sinh phải chuyên tâm khổ luyện mới đạt được tuyệt kỹ công phu trong nghệ thuật trình diễn, khiến cho những con lân, sư trở nên sống động và biểu đạt trọn vẹn 10 cung bậc cảm xúc, tính cách, thần thái: Hỉ - nộ - ái - ố - động - tĩnh - kinh - nghi - thụy - tỉnh. Đây là đặc trưng riêng của nghệ thuật múa Lân - Sư - Rồng của Việt Nam so với các quốc gia khác.
Sự biểu cảm mạnh mẽ để chắp nối những cung bậc cảm xúc lại với nhau thành một câu chuyện nhằm thể hiện sự khát khao vươn lên, tinh thần cầu tiến của dân tộc Việt Nam. Lân được chia theo nhiều cấp bậc, được thể hiện qua các màu sắc: Trắng, đỏ và đen. Ba đầu lân thường múa chung với nhau, tượng trưng cho “Ðào viên kết nghĩa” là Lân mặt đỏ, râu đen (Quan Vân Trường), Lân mặt vàng, râu trắng (Lưu Bị) và Lân mặt đen, râu đen (Trương Phi)
b) Ý nghĩa màu sắc của thiên long: hình ảnh rồng được biểu thị cho loài vật huyền thoại có sức mạnh phi trường và may mắn thiêng liêng. Rồng có rất nhiều màu sắc như đỏ, xanh, vàng, bạc …..với mỗi ý nghĩa khác nhau.
Rồng màu đỏ thể hiện sức mạnh cho sự may mắn.
Rồng màu vàng và bạc sẽ đem lại sức mạnh cho sự lợi lộc ; vàng bạc sung túc, kim ngọc mãn đường
Rồng xanh lại thể hiện sức mạnh cho sự hoà bình, thanh bình hoà loan lạc.
III. Múa trống hội - Trống hội khai mạc:
Trống hội là tiết mục đặc biệt, mang đến không khí rộn rã, chào mừng. Theo quan niệm truyền thống Á Đông, Lân sư Rồng, Trống hội mang ý nghĩa Đại cát – Đại lợi, mang đến tốt lành, suôn sẻ, thuận hòa. Vậy nên, các tiết mục biểu diễn Lân sư Rồng và Trống hội được rất nhiều các đơn vị lựa chọn cho nhiều sự kiện của mình, như: sử dụng Lân sư Rồng và Trống hội biểu diễn đón khách, biểu diễn phục vụ Lễ khai trương, động thổ, khánh thành, ra mắt sản phẩm mới… Ngoài ra, Lân sư Rồng và Trống hội còn rất được yêu thích trong các dịp Lễ hội, Carnaval, Tết Trung Thu, Tết cổ truyền…Trống là 1 loại hình nhạc cụ ko thể thiếu của LSR, trống thường đánh chung với cồng, chiêng. Âm thanh trống phát ra tiếng lùng đùng tượng trưng cho tiếng pháo nổ, lẻng xẻng như tiếng đồng tiền rơi điều là những âm thanh báo tin tốt lành. Chính vì thế người ta thường chọn trống hội để bắt đầu 1 nghi lễ hoặc khai mạc chương trình.
Rồng là một loài vật xuất hiện trong Thần Thoại phương Đông và phương Tây. Trong cà phương Đông lẫn phương Tây, hình ảnh rồng điều được biểu thị cho loài vật huyền thoại có sức mạnh phi trường và may mắn thiêng liêng. Chính vì thế tiết mục múa rồng cũng không thể thiếu trong bộ môn nghệ thuật này. Rồng có thể tụ sau khách hàng chụp hình lưu niệm vào lúc cắt băng, xúc cát, và trưng bày trước cổng chào…
"Độc chiếm ngao đầu" - Một con lân biểu diễn, thể hiện tài tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng, bộ pháp hùng dũng, nhảy cao, trèo giỏi, tượng trưng cho cái uy, cái dũng của một mãnh tướng, một hảo hán, một vị anh hùng.
"Song hỉ" - Hai con lân cùng biểu diễn, thể hiện niềm hân hoan khoan khoái, tâm đầu ý hợp như loan với phụng, như vợ với chồng, như đất trời và âm dương tương hợp.
"Tam Tinh" - Ba con lân hợp múa với ba màu vàng, đỏ, đen, thể hiện những điều cầu nguyện của mọi người đạt được điều lành, ba điều tốt là Phúc, Lộc, Thọ.
"Tam Anh" - Ba con lân cùng múa, diễn tả Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi vừa hùng dũng, vừa có chí lớn, vừa thương yêu, gắn bó với nhau hơn cả anh em ruột thịt cho đến chết.
"Tứ Quý hưng long" - Bốn con lân cùng múa, gồm bốn đầu lân trắng, vàng, đỏ, đen (hoặc xanh), tượng trưng cho bốn mùa, bốn phương, bốn hiện tượng trong trời đất, diễn tả sự sung mãn, trường thọ, mạnh khỏe và hạnh phúc.
3) Lân Du Hành: mang ý nghĩa biểu trưng hạnh phúc, may mắn, phát đạt và thành công nên tiết mục lân du hành (lân xông đất) luôn được các công ty và các doanh nghiệp trong các chương trình sự kiện khánh thành, sự kiện khai trương, lễ kỷ niệm thành lập,… quan tâm.
4. Cao không hái lộc: Theo một số bậc tiền bối trong nghề, tiết mục này xuất xứ từ Việt Nam, hiện đã được phát triển ở Trung Quốc và Thái Lan. Cột chính là thân tre biểu tượng cho phẩm chất của con người Việt Nam: Đoàn kết, thủy chung, thanh cao, bất khuất. Điều đặc biệt khi biểu diễn lân leo cột, đội của Trung Quốc và Thái Lan chỉ leo lên để hái lộc, còn Việt Nam vừa leo hái lộc vừa biểu diễn những động tác điêu luyện ngay trên cột. Đây là một trong những nét đặc sắc của nghệ thuật Lân - Sư - Rồng Việt Nam. Từ đó, "Cao không hái lộc" trở thành tiết mục được yêu thích ở nhiều nước Á Đông và thường được các đoàn Lân - Sư - Rồng có tiếng biểu diễn.
5. Lân Lên Mai Hoa Thung: Nói về những tuyệt kỹ trong nghệ thuật múa Lân - Sư - Rồng phải kể đến màn trình diễn Mai Hoa Thung. đây là biểu diễn kết hợp giữa hai người (người múa đầu và người múa đuôi). Mai Hoa Thung là màn trình diễn đặc trưng của lân - sư, đòi hỏi người biểu diễn phải có võ để điều khiển những cử động linh hoạt, mạo hiểm trên các thanh cột.
Khu vực OCE hỗ trợ khách hàng không chỉ cung cấp ở TP. Hồ Chí Mình mà còn các tỉnh lân cận như : Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ, v..v.
Vì vậy hãy tin tưởng OCE sẽ đem đến cho bạn sự hài lòng nhất.
Hãy liên hệ chúng tôi ngay bạn nhé
OCE Sáng Tạo - Nhiệt Huyết - Tiết Kiệm - Chất Lượng !!!
Hội nghị thu hút sự tham dự của hơn 300 đại biểu từ 50 quốc gia trên toàn thế giới - Ảnh: VGP/Nhật Anh
Đây là sự kiện mang tính toàn cầu đầu tiên của UN Tourism về du lịch nông thôn, thu hút sự tham dự của hơn 300 đại biểu từ 50 quốc gia trên toàn thế giới, đại diện cho các cơ quan quản lý cấp quốc gia và địa phương các nước thành viên UN Tourism và Việt Nam, các tổ chức quốc tế, cộng đồng du lịch và khu vực tư nhân.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết với mục tiêu xác định thách thức, chia sẻ kinh nghiệm tốt và thúc đẩy hợp tác du lịch nông thôn, Hội nghị đã thảo luận và định hướng các chính sách phát triển du lịch nông thôn bền vững, đảm bảo phân phối công bằng lợi ích du lịch, tạo việc làm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, hòa nhập xã hội, trao quyền cho cộng đồng địa phương và các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm phụ nữ, thanh niên và người dân bản địa.
Theo ông Hồ An Phong, khu vực nông thôn sở hữu đa dạng các di sản văn hóa và và thiên nhiên đặc sắc với nhiều giá trị đặc trưng khác biệt với khu vực đô thị, đó là cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa truyền thống và cộng đồng địa phương đầy bản sắc. Đây là những tài nguyên quý giá cung cấp các giá trị trải nghiệm khác biệt, góp phần thu hút khách du lịch về khu vực nông thôn và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.
"Đối với Việt Nam chúng tôi, là đất nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở khu vực nông thôn với lợi thế về tài nguyên giàu bản sắc của khu vực nông thôn, trong những năm qua, Việt Nam cũng đã quan tâm phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc sắc, hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, đem lại sự đa dạng trong cung ứng dịch vụ của du lịch Việt Nam, thúc đẩy kết nối tour tuyến, mở rộng không gian đón khách về nông thôn.
Ngược lại, du lịch nông thôn cũng là nhân tố quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua chuyển đổi sinh kế, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, hỗ trợ duy trì được các nghề truyền thống, phát triển các sản vật địa phương có giá trị, tạo niềm tin gắn bó với quê hương và thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn", ông Hồ An Phong cho hay.
Đại diện các quốc gia sẽ chia sẻ chính sách, kinh nghiệm xúc tiến hiệu quả điểm đến du lịch nông thôn - Ảnh: VGP/Nhật Anh
Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực tiễn những năm qua tại Việt Nam cho thấy, du lịch đã đóng góp không nhỏ việc làm thay đổi "bộ mặt" của nhiều vùng nông thôn, đưa nhiều vùng nông thôn hạn chế về điều kiện phát triển nhưng trở thành "vùng quê đáng sống", du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.
Việt Nam cũng đã phê duyệt Chương trình Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu phát triển du lịch nông thôn nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp, bao trùm và đa giá trị.
Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển, khu vực nông thôn của Việt Nam cũng phải đối mặt với với nhiều thách thức. Mặc dù đã có sự phát triển nhưng đa số các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn ở vùng sâu, vùng xa có quy mô nhỏ, lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp, gặp khó khăn về hạ tầng giao thông và các điều kiện kinh tế xã hội khác, hạn chế về nguồn lực đầu tư; nguồn nhân lực và khả năng kết nối thị trường... Điều này đặt ra những yêu cầu trong việc định hướng tầm nhìn, tìm kiếm các giải pháp hiệu quả trong việc thực thi các chính sách phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam đảm bảo các mục tiêu đề ra cũng như thích ứng với những vấn đề mang tính toàn cầu.
"Chính vì những lý do trên, chúng tôi rất hoan nghênh Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc tổ chức Hội nghị có quy mô toàn cầu về phát triển du lịch nông thôn tại Việt Nam. Đây là cơ hội để học hỏi, nâng cao nhận thức, định hướng tầm nhìn và ban hành, thực thi các chính sách, giải pháp phát triển du lịch nông thôn phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia", Thứ trưởng bày tỏ.
Các đại biểu trao đổi tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Anh
Phát biểu tại phiên khai mạc, bà Zoritsa Urosevic, Phó Tổng Thư ký UN Tourism cho rằng sự hòa quyện giữa thiên nhiên, con người bản địa và các văn hóa truyền thống là những tài liệu quý giá cung cấp những giá trị khác biệt góp phần đưa khách du lịch về nông thôn, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững.
Bà Zoritsa Urosevic cho hay, thống kê có khoảng 84% người dân sống ở khu vực nông thôn đối mặt với những khó khăn, hạn chế tiếp cận các dịch vụ, cơ sở hạ tầng và cơ hội việc làm…Để giải quyết thách thức này thì phát triển du lịch nông thôn là giải pháp thích hợp. Du lịch lại có khả năng thúc đẩy đa dạng hóa kinh tế, tăng cường mối liên kết giữa du lịch và nông nghiệp, trao quyền cho cộng đồng địa phương, kích thích đổi mới và đầu tư, đồng thời mang lại ở khả năng tiếp cận tốt hơn đặc biệt là cho nhóm yếu thế như là phụ nữ và trẻ em.
"Hội nghị hôm nay có sự hiện diện của các đại biểu đến từ khắp nơi trên thế giới để cùng chia sẻ về phát triển du lịch vùng nông thôn, xây dựng sinh kế, tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương. Hội thảo này chúng ta không chỉ nói đến việc chia sẻ ý tưởng mà còn đưa ra những hành động cụ thể.
Đây là cơ hội để chúng ta cùng nhau xây dựng quan hệ đối tác trao đổi kiến thức và xây dựng các chiến lược để thúc đẩy sự phát triển du lịch cộng đồng ở vùng nông thôn theo hướng bền vững. Chúng tôi cam kết đưa du lịch nông thôn vào trọng tâm của chương trình nghị sự toàn cầu", bà Zoritsa Urosevic chia sẻ.
Tại Hội nghị, đại diện các quốc gia sẽ chia sẻ chính sách, kinh nghiệm xúc tiến hiệu quả điểm đến du lịch nông thôn; ứng dụng công nghệ để chuyển đổi du lịch nông thôn; thảo luận làng du lịch trao quyền cho cộng đồng địa phương để dẫn dắt sự phát triển; chiến lược kết nối nông nghiệp và du lịch để thúc đẩy bền vững và lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Dịp nay, Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) sẽ trao giấy chứng nhận Làng Du lịch Tốt nhất năm 2024 cho làng Trà Quế, tỉnh Quảng Nam. Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị, tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức chương trình khảo sát các sản phẩm du lịch nông thôn và văn hóa nổi bật của tỉnh Quảng Nam, trải nghiệm vẻ đẹp yên bình của Làng Rau Trà Quế, tìm hiểu nghệ thuật làm gốm truyền thống tại Làng gốm Thanh Hà và đến thăm phố cổ Hội An - di sản văn hóa thế giới.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho hay, du lịch nông nghiệp - nông thôn tại Quảng Nam bắt đầu hình thành từ những năm 2010 và phát triển mạnh từ năm 2013. Các điểm du lịch phân bố ở hầu hết các địa phương toàn tỉnh, hiện nay có 126 điểm tài nguyên du lịch nông nghiệp nông thôn đã được thống kê, trong đó nhiều điểm hoạt động rất hiệu quả như: Làng gốm Thanh Hà, Làng rau Trà Quế, Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh, Làng mộc Kim Bồng (Hội An), Làng du lịch dựa vào cộng đồng Cơtu (Nam Giang)… Ước tính, trên 30% du khách đến Quảng Nam có trải nghiệm sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn. Nổi trội nhất là điểm du lịch Rừng dừa Bảy Mẫu - Cẩm Thanh, thành phố Hội An, thu hút gần 1 triệu lượt khách; làng rau Trà Quế thu hút gần 25.000 lượt khách vào năm 2024.