Việc dạy trẻ phép lịch sự khi đến nhà hàng xóm, người thân, bạn bè,… là một trong các kỹ năng sống cho trẻ mầm non bố mẹ cần thường bỏ qua. Trẻ em như những tờ giấy trắng, đối với trẻ thế giới chỉ xoay quanh một mình trẻ, nên trẻ đôi khi sẽ có những hành vi và biểu hiện vô ý. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bố mẹ một số phương pháp dạy trẻ Kỹ năng sống phép lịch sự khi đến nhà người khác đơn giản và hiệu quả nhất.

Bố mẹ cũng cần có những cách xử lý linh hoạt trong những tình huống ngoài ý muốn

Bố mẹ cần có những kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt để đối phó với những tình huống ngoài ý muốn khi đến nhà người khác bởi vì trẻ không thể nhớ hoàn toàn lời dạy của bố mẹ. Nếu trẻ có hành động không tốt tại nhà người khác, bố mẹ có thể giải thích cho trẻ hiểu lý do tại sao hành động đó không tốt và cách khắc phục. Nếu hành động của trẻ gây hại đến đồ vật hoặc tài sản của người khác, bố mẹ cần giúp trẻ sửa chữa hoặc bồi thường cho chủ nhà.

Kỹ năng sống lịch sự khi đến nhà người khác cần được giáo dục cho con từ sớm, khoảng từ 2-3 tuổi. Qua bài viết này, hy vọng bố mẹ đã có thêm cho mình những kiến thức bổ ích và xây dựng được một kế hoạch rèn luyện cho con phù hợp.

Ngoài ra, bố mẹ có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông qua các khoá học như khóa KidUP của UPO để trang bị cho con những kỹ năng sống cần thiết trong cuộc sống. Với mô hình giáo dục khai phóng, con trẻ sẽ được khai phá tư duy tự thức để tự xây dựng thái độ sống tích cực hơn.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Không tự ý xông vào phòng trong nhà

Trong ngôi nhà của người khác thì phòng ngủ chính là nơi quan trọng nhất cất chứa sự riêng tư, đồ đạc quan trọng. Cho nên nhất định bố mẹ dặn con trẻ khi đến nhà người khác không được tự ý mở cửa vào phòng ngủ của họ và kể cả phòng khác, trừ khi họ mời vào. Và khi vào phòng trẻ không nên tự ý lên giường, nằm trên giường, dẫm lên chăn chiếu của họ.

Gõ cửa/bấm chuông hoặc gọi người trong nhà ra mở cửa

Bố mẹ dạy trẻ nên gõ cửa nhà người khác trước khi muốn vào nhà. Đây là phép lịch sự tối thiểu để người trong nhà biết có người đến còn chuẩn bị và không ảnh hưởng đến không gian riêng tư của họ. Dạy trẻ cho các con biết rằng việc tự ý vào nhà người khác khi chưa được cho phép là bất lịch sự và có thể cho là việc xấu.

Một trong những phép lịch sự tối thiểu mà bố mẹ nên dạy trẻ đó chính là chào hỏi người trong nhà khi đến nhà họ. Bố mẹ dạy trẻ chào hỏi lễ phép và giới thiệu bản thân với các thành viên trong gia đình, cũng như hỏi thăm và chúc người trong nhà một ngày tốt lành. Điều này giúp các bé hiểu được tầm quan trọng của việc tôn trọng người khác và tính tự giác để cho thấy bản thân trẻ là người lịch sự.

Hầu như bây giờ tất cả các gia đình đều lát gạch hoa trong nhà. Và có bậc, tủ để dép ngoài cửa. Việc trẻ vội vã hay tự ý đi giày dép vào nhà là bất lịch sự. Điều này có thể khiến cho chủ nhà thấy khó chịu, có thái độ không tốt với trẻ, có thể với cả bố mẹ của trẻ.

Để đồ đạc cá nhân theo chỉ dẫn của chủ nhà hoặc tự xếp đồ gọn gàng

Bố mẹ hướng dẫn trẻ nên tuân theo chỉ dẫn của chủ nhà sắp xếp đồ gọn gàng theo sự chỉ dẫn của chủ nhà. Điều này để không làm cản trở hoạt động của người khác, đặc biệt là không để đồ đạc của mình ở những vị trí nguy hiểm như đường đi, cầu thang, cửa sổ hoặc góc tường. Ngoài ra, bố mẹ dạy trẻ nên giữ sạch sẽ đồ đạc cá nhân của mình và không để rác thải, thức ăn hoặc đồ uống bị rơi hay bị tràn ra ngoài. Như vậy chủ nhà sẽ thấy mình được tôn trọng và vui vẻ mỗi khi con trẻ đến chơi vào những dịp sau.

Chú ý và nhận biết những đồ vật nguy hiểm trong nhà

Đầu tiên bố mẹ cần cho trẻ biết rằng khi đến nhà người khác, trẻ cần phải chú ý xung quanh và không động chạm vào bất cứ đồ vật nào mà không được sự cho phép của chủ nhà. Bố mẹ hãy trang bị cho bé kỹ năng sống không chơi ở nơi nguy hiểm, đặc biệt là những đồ vật như dao, kéo, bật lửa, thuốc,… Nếu như trẻ gặp vấn đề gì trong ngôi nhà của họ sẽ làm ảnh hưởng đến chủ nhà và sức khỏe của bản thân mình.

Chủ động nói ra đề nghị hay yêu cầu trợ giúp khi có nhu cầu riêng

Dạy trẻ chủ động nói ra đề nghị hay yêu cầu trợ giúp khi có nhu cầu riêng khi đến nhà người khác là một kỹ năng quan trọng để giúp trẻ tự tin và an toàn khi ở nơi xa nhà. Trẻ có thể có những nhu cầu riêng như cần đi vệ sinh, cần nước uống, hay cần trợ giúp trong việc di chuyển. Vì vậy bố mẹ cần hướng dẫn con cách chủ động nó ra lời yêu cầu lịch sự, thân thiện “”Xin lỗi, con cần đi vệ sinh. Làm ơn chỉ cho con phòng vệ sinh được không?”

Xem thêm: Dạy trẻ cách ăn uống lịch sự – 90% bố mẹ bỏ qua các điều sau

Không tự ý chơi đùa với thú cưng trong nhà

Ba mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu rằng việc tự ý chơi đùa với thú cưng trong nhà có thể khiến gia chủ không thoải mái. Ngoài ra có thể gây nguy hiểm cho con và cho thú cưng của họ. Nên tốt nhất con cần xin phép chủ nhà khi muốn chạm vào thú cưng của họ và cần có người lớn ở bên cạnh để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Tương tự như việc đi thưa về chào của con đối với bố mẹ, việc dạy trẻ khi sang nhà người khác cần chào trước khi đến và lời chào trước khi ra về rất quan trọng. Điều này sẽ tạo thiện cảm tốt cho chủ nhà, lần sau họ quý mến và muốn con trẻ đến chơi.

Xem thêm: Dạy trẻ lịch sự nơi công cộng – Xây dựng sự văn minh từ nhỏ

Không tự ý động chạm đồ vật hay ăn uống

Dạy trẻ không tự ý động chạm đồ vật hay ăn uống trong nhà người khác là một kỹ năng xã hội quan trọng mà bố mẹ cần phải dạy cho con của mình. Nói cho trẻ hiểu rằng đây là một hành động không tôn trọng và có thể chủ nhà sẽ cảm thấy khó chịu. Nếu con muốn ăn nên hỏi người lớn trong nhà trước khi động vào nó. Hơn nữa, điều này cũng ẩn chứa những nguy hiểm bất ngờ nếu đó là các dụng vụ làm bếp, đồ điện,…

Ba mẹ nên dạy trẻ nói các cụm từ “cảm ơn”, “xin lỗi”, “làm ơn” khi đến nhà người khác. Đây là những ngôn ngữ giao tiếp lịch sự đơn giản trẻ cần phải có. Bố mẹ nên nhớ là cần phải kiên trì và luôn là tấm gương để trẻ noi theo. Điều này sẽ khiến cho trẻ là là vị khách luôn được mọi người yêu quý tiếp đón.

Xem thêm: Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi CHÂN THÀNH và LỊCH SỰ

Để ô và áo mưa ở ngoài trước khi vào nhà

Khi trẻ sang nhà người khác vào trời mưa, ba mẹ nên dặn trẻ để ô và áo mưa ở ngoài trước khi vào nhà. Điều này sẽ là một điểm cộng của chủ nhà cho trẻ, đây là ý thức và thái độ quan tâm đến họ; ngược lại việc cầm ô hay áo mưa vào nhà người khác sẽ khiến cho sàn nhà bị bẩn và làm mất điểm ngay khi vừa đến.

Tương tự như việc để ô, áo mưa bên ngoài trước khi vào nhà. Ba mẹ cần nhắc trẻ cởi nón, mũ trước khi vào nhà. Điều này thể hiện sự tôn trọng khi chào chủ nhà, ngược lại nếu trẻ đội mũ, người lớn hay có câu đùa “nhà không có bị dột”.

Xem thêm: Kỹ năng sống ngày Tết – Bài học đầu xuân quý báu cho con trẻ