+84 905 325 860 / +84 909 345 860

Chuyên ngành đào tạo của trường Cao đẳng Việt Mỹ

Ngoài Học phí Cao đẳng Việt Mỹ 2023 cần nắm được chuyên ngành đào tạo của trường, Chuyên ngành đào tạo của trường bao gồm:

+ Phiên dịch tiếng Anh thương mại;

+ Phiên dịch tiếng Nhật kinh tế, thương mại;

+ Quản trị doanh nghiệ vừa và nhỏ;

+ Quản trị dịch vụ Du lịch & Lữ hành (mới);

– Nhóm ngành công nghệ thông tin

Trên đây là nội dung bài viết Học phí Cao đẳng Việt Mỹ trong mục Học phí đại học của luathoangphi.vn. Quý khách hàng cần hỗ trợ vui lòng gọi Hotline: 1900.6557

Vietnam Airlines và Trường phi công Bay Việt vừa khánh thành trường bay tại sân bay Rạch Giá, trường đào tạo phi công dân dụng đầu tiên tại tỉnh Kiên Giang và khu vực miền Nam

Cùng với đó, Vietnam Airlines và Trường phi công Bay Việt cũng nhận Giấy chứng nhận phê chuẩn cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không mức 1 (ATO1) để thực hiện các khóa huấn luyện người lái máy bay tư nhân (PPL) từ Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT).

Bay Việt cũng chào đón 12 học viên của khóa PPL1 – những học viên đầu tiên của Bay Việt sẽ sải cánh trên bầu trời Kiên Giang.

Với việc đón nhận ATO1 và khánh thành trường bay tại Rạch Giá, Bay Việt đã chính thức trở thành trường bay đầu tiên huấn luyện cả lý thuyết và thực hành bay phi công cơ bản tại Việt Nam.

Đây là bước tiến lớn trong công tác đào tạo nhân lực hàng không kỹ thuật cao, không chỉ đối với Vietnam Airlines mà còn với toàn ngành hàng không Việt Nam. ATO1 cho phép huấn luyện bay trên máy bay thực tiễn, chứ không chỉ dừng lại ở huấn luyện lý thuyết hàng không (ATO3) hoặc huấn luyện trên buồng lái mô phỏng (ATO2). Việc có khả năng huấn luyện cả lý thuyết và thực hành bay phi công cơ bản tại Việt Nam giúp rút ngắn thời gian huấn luyện tại nước ngoài và giảm chi phí huấn luyện cho học viên.

Bay Việt chính thức được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận phê chuẩn cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không mức 1

Ngay từ những ngày đầu thành lập, đề án ATO1 đã là sứ mệnh và nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Bay Việt và Vietnam Airlines. Sau khi lựa chọn Rạch Giá làm sân bay căn cứ vào năm 2017, Bay Việt đã khẩn trương làm việc với Quân chủng Phòng không – không quân, Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam để xây dựng các không vực và hệ thống đường bay sử dụng cho huấn luyện bay.

Bay Việt ký hợp đồng với Cảng Hàng không Rạch Giá để sử dụng cơ sở của Sân bay Rạch Giá làm căn cứ huấn luyện bay chính và đàm phán với Công ty cổ phần cho thuê máy bay Việt Nam (VALC) để thuê tàu bay phục vụ công tác huấn luyện.

Tiếp đó, Bay Việt đã hoàn thiện cơ sở vật chất trường bay tại cơ sở Rạch Giá, tiếp nhận 2 tàu bay huấn luyện hiện đại TECNAM P2008 JC mới 100%, đồng thời kiện toàn bộ máy nhân sự, bảo dưỡng tàu bay và hệ thống tài liệu.

Ngày 22/12/2022, Bay Việt chính thức được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận phê chuẩn cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không mức 1 cho 4 khóa huấn luyện bay bao gồm: Người lái may bay tư nhân (PPL); lý thuyết lái máy bay vận tải hàng không (ATPL); phối hợp tổ lái nhiều thành viên (MCC) và giáo viên phối hợp tổ lái nhiều thành viên (MCCI).

Trường Phi công Bay Việt (Công ty Cổ phần đào tạo Bay Việt) được Vietnam Airlines thành lập từ năm 2008 với trụ sở tại TPHCM, theo chủ trương của Thủ tướng chính phủ với sự tham gia của các cổ đông chính là các công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng không. Nhiệm vụ của Bay Việt là xây dựng trường đào tạo phi công dân dụng tại Việt Nam; bảo đảm đào tạo và cung cấp 50-60% nhu cầu nhân lực phi công đạt chuẩn quốc tế cho Vietnam Airlines nói riêng và ngành hàng không Việt Nam nói chung, giúp giảm gánh nặng tài chính cho các hãng hàng không và nguồn ngân sách quốc gia đối với hoạt động đào tạo và khai thác phi công dân dụng.

Trước khi đón nhận ATO1, vào năm 2011 và 2013, Bay Việt đã lần lượt được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn là Tổ chức huấn luyện hàng không mức 3 – ATO3 (huấn luyện lý thuyết hàng không) và Tổ chức huấn luyện hàng không mức 2 – ATO2 (huấn luyện trên buồng lái mô phỏng) đối với hoạt động huấn luyện phi công.

Trong giai đoạn 2011-2022, Bay Việt đã phối hợp với các đối tác nước ngoài đào tạo cho hơn 1.000 học viên phi công đến từ 10 quốc gia khác nhau và trở thành nguồn cung cấp phi công dân dụng cơ bản lớn nhất cho ngành hàng không Việt Nam.

Chi phí đào tạo phi công luôn là câu hỏi khiến nhiều người tò mò, đặc biệt là những ai đang nuôi mơ ước trở thành phi công của một hãng hàng không.

Để hưởng mức lương tới hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, phi công phải làm việc với cường độ cao và áp lực lớn, và đặc biệt phải trải qua quá trình đào tạo công phu, tốn kém mà mỗi cá nhân không thể tự trang trải chi phí. Đối với hầu hết các phi công Việt Nam hiện nay, chi phí này thường do hãng bay chi trả, sau khi các ứng viên đã vượt qua vòng sơ tuyển đầu tiên.

Theo bản hợp đồng đào tạo bay cơ bản được công bố cách đây ít lâu, Vietnam Airlines đã liệt kê chi tiết các khoản chi phí đào tạo mà hãng hỗ trợ khi đưa học viên sang Học viện Hàng không ESMA (Pháp), khoảng 1,7 tỷ đồng mỗi người.

Theo ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, 1,7 tỷ đồng chỉ giúp một người bình thường trở thành phi công cơ bản, chưa đủ để đảm nhiệm việc lái máy bay. Sau khóa học, hãng mất thêm nhiều chi phí cả vô hình lẫn hữu hình để giúp một phi công cơ bản thành phi công khai thác. Thời gian bay càng lâu, phi công càng được tích lũy kinh nghiệm cũng như số giờ bay và trải qua thêm nhiều đợt huấn luyện hằng năm.

Người đứng đầu Vietnam Airlines cho biết chưa thể tính toán được con số chính xác chi phí đào tạo cho một phi công dầy dạn kinh nghiệm nhưng "ước tính khoảng 2,5 tỷ đồng".

Chi tiết. Đồ họa:Việt Chung 3 năm gần đây, hình thức đào tạo phi công theo diện "xã hội hóa" dần phổ biến. Người học có thể tự bỏ tiền tham gia trường dạy lái máy bay trong và ngoài nước, sau đó tự xin việc. Chi phí dành cho các khóa học tự túc này đắt đỏ không kém.

Trong nước, hiện có một công ty cổ phần được Cục Hàng không cấp phép đào tạo phi công là Bay Việt, do Vietnam Airlines sở hữu hơn 51% vốn. Theo biểu giá đơn vị này cung cấp, chi phí để một học viên tham gia khóa đào tạo cơ bản vào khoảng 1,9 tỷ đồng. Đến nay, Vietnam Airlines đã tiếp nhận hai khóa phi công do cơ sở này đào tạo.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu học phi công ngày càng tăng, nhiều trường đào tạo phi công quốc tế cũng dần xuất hiện ở Việt Nam để tuyển sinh rộng rãi. Gần đây nhất, thông qua một công ty tư vấn du học, trường dạy lái máy bay Epic Flight Academy tại Mỹ cũng công bố chương trình đào tạo.

Chi phí đào tạo phi công của trường Epic Flight Academy ở Mỹ, chưa bao gồm vé máy bay, chi phí ăn ở. Từ 57.937 USD (1,2 tỷ đồng).

Khi đăng ký học tại trường này, học viên sẽ trải qua toàn bộ khóa đào tạo tại Mỹ. Chi phí học chưa bao gồm Visa, vé máy bay, ăn ở khoảng 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, học viên còn mất thêm vài nghìn USD nữa các chi phí như kiểm tra, sách vở, học liệu, dụng cụ, mũ bảo hiểm...

Không phải ai cũng có đủ tiền ngay để tham dự các khóa học đắt đỏ nói trên. Để theo đuổi giấc mơ buồng lái và kỳ vọng thu nhập cao trong tương lai, nhiều gia đình đã phải bán nhà, vay ngân hàng cho con em đi học. Chẳng hạn các học viên của trường Bay Việt hiện được 3 ngân hàng nhận cho vay 85-100% nhu cầu. Theo các cơ sở đào tạo, học viên khá dễ vay vốn ngân hàng vì mức lương sau khi tốt nghiệp có thể đảm bảo việc trả nợ.

Với hình thức tự túc, các phi công sau khi ra trường có thể xin vào làm ở bất cứ hãng nào. Còn với những ai do hãng cử đi đào tạo, phải ký hợp đồng với điều khoản ràng buộc làm việc trong một khoảng thời gian nhất định, nếu không sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo.

Tuy nhiên, bồi thường bao nhiêu vẫn còn là vấn đề khiến các hãng đau đầu. Gần đây, khi mới có hiện tượng phi công nghỉ việc để chuyển sang hãng khác, Vietnam Airlines tỏ ra lúng túng trong việc tính toán chi phí bồi thường. Theo Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh, hãng sẽ phải tính toán lại.

"Cũng vì chưa tính được con số bồi thường, tất cả những phi công vừa nghỉ việc để chuyển sang hãng khác vừa qua đều chưa được Vietnam Airlines chấm dứt hợp đồng lao động", ông Phạm Ngọc Minh cho biết.

Đồng tình với quan điểm này, người đứng đầu Cục Hàng không - ông Lại Xuân Thanh cũng cho biết từ sự việc tại Vietnam Airlines, Cục sẽ xây dựng các hành lang pháp lý để phi công có thể chuyển từ hãng này sang hãng khác, "tương tự như việc chuyển nhượng cầu thủ bóng đá".

Trường Đại học Kinh tế – Tài chính thành phố Hồ Chí Minh hay còn được biết đến với tên gọi UEF (University of Economics and Finace) đang dần trở thành ngôi trường nhận được nhiều sự chú ý nhờ chất lượng đào tạo và giảng dạy.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Học phí UEF năm 2024.