Ngành công nghệ thông tin là một ngành học tư duy và sáng tạo, hấp dẫn với nhiều bạn trẻ yêu thích với công nghệ. Nếu như bạn đang có tìm hiểu và định hướng theo đuổi ngành học này thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về ngành công nghệ thông tin.

Cơ hội việc làm đối với sinh viên công nghệ thông tin

Đối với các cử nhân ngành công nghệ thông tin có rất nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp và công ty đang có nhu cầu tuyển dụng cao đối với nhân sự ngành này. Khi ra trường, bạn có thể dễ dàng trở thành một lập trình viên công nghệ, một kỹ sư phần mềm, một quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu hoặc một giám đốc điều hành kỹ thuật tại các phòng kỹ thuật của các công ty.

Ngành công nghệ thông tin học mấy năm?

Học ngành công nghệ thông tin mấy năm là câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm khi tìm hiểu về ngành này. Hiện nay, tại các trường đại học có ngành công nghệ thông tin, thời gian đào tạo trung bình là từ 4,5 đến 5 năm. Thời gian này bao gồm 1,5 năm đào tạo các kiến thức đại cương, 3,5 năm đào tạo các kiến thức chuyên môn của ngành và 6 tháng đi thực tập và làm khoá luận tốt nghiệp.

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Trước khi tìm hiểu các lý do mà bạn nên theo học ngành Công nghệ thông tin thì hãy cùng tìm hiểu sơ qua về ngành này là gì trước nhé

Công nghệ thông tin, hay còn được biết đến với cái tên IT – Information technology. Đây là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc sử dụng công nghệ hiện đại như phần mềm, mạng lưới Internet, hệ thống máy tính vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin. Hiện tại, công nghệ thông tin được chia ra làm 5 mảng chính là khoa học máy tính, công nghệ phần mềm, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính và truyền thông, an toàn thông tin mạng.

Khi theo học ngành này, người học sẽ có cơ hội được đào tạo các kiến thức về khoa học máy tính, các kỹ năng sử dụng phần cứng và phần mềm trên máy tính. Ngoài ra, người học còn được giảng dạy về các lý thuyết xây dựng và vận hành các phần cứng của một hệ thống máy tính và cài đặt, sử dụng các ứng dụng phần mềm. Bên cạnh những kiến thức cốt lõi của ngành, sinh viên còn được đào tạo và có cơ hội tiếp thu thêm những kiến thức về kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy và sáng tạo, và những kỹ năng liên quan cần thiết nhằm đáp ứng cho nhu cầu công việc.

Địa chỉ học ngành công nghệ thông tin uy tín

Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều trường đại học chất lượng nhận đào tạo ngành công nghệ thông tin, một trong số đó là Chương trình đào tạo từ xa – Học viện công nghệ bưu chính viễn thông. Đây là một trong những trường đại học thuộc top đầu cả nước trong việc giảng dạy về công nghệ.

Như vậy, bạn có nhiều lựa chọn để đăng ký tuyển sinh đối với ngành học này. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về ngành công nghệ thông tin, bạn có thể đăng ký tại:

Bài viết trên đây đã đưa ra cho bạn những lợi ích và tố chất cần có để theo học ngành công nghệ thông tin. Hy vọng thông qua bài viết này bạn có sẽ có cái nhìn cụ thể về việc lựa chọn ngành học cũng như công việc phù hợp cho bản thân trong tương lai!

Ngành công nghệ thông tin đào tạo cái gì?

Khi trở thành sinh viên ngành công nghệ thông tin, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức đại cương như triết học Mác Lê Nin, đường lối cách mạng, tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Những kiến thức đại cương này là khối kiến thức bắt buộc dành cho tất cả các ngành học của đại học.

Sau đó, bạn sẽ được học các kiến thức chuyên sâu của ngành công nghệ thông tin như kiến thức về công nghệ máy tính, hệ thống phần mềm, mạng máy tính, kỹ thuật máy tính, … Ngoài ra, bạn còn được giảng dạy về các lý thuyết xây dựng và vận hành các phần cứng của một hệ thống máy tính và cài đặt, sử dụng các ứng dụng phần mềm.

Không chỉ vậy, bạn còn được đào tạo về các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, tin học văn phòng và kỹ năng lãnh đạo. Đây là những kỹ năng cơ bản nhưng rất quan trọng khi đi làm tại các công ty, doanh nghiệp lớn.

Ngoài ra, sau khi bạn hoàn thành các chương trình học tập chuyên sâu, bạn sẽ có cơ hội đi thực tập tại các vị trí liên quan tới công nghệ thông tin để trau dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc. Cuối cùng, trước khi ra trường, bạn cần phải làm các đề tài tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp để đạt đủ điều kiện nhận bằng ra trường.

Những tố chất để trở thành sinh viên công nghệ thông tin

Bên cạnh những cơ hội học tập và tìm kiếm việc làm đã nêu ở trên thì bạn cũng nên đánh giá xem bản thân có phù hợp để theo đuổi ngành học này hay không dựa trên những tiêu chí dưới đây

Ngành học có mức lương “khủng”

Bên cạnh nhu cầu tuyển dụng nhân sự lớn thì công nghệ thông tin cũng là một ngành học có mức thu nhập “khủng”.

Chỉ cần bạn có đủ khả năng cũng như kinh nghiệm làm việc nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng thì mức lương không còn là vấn đề cần bận tâm.

Có tính kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc

Dân công nghệ thông tin là những người có tính kiên trì, nhẫn nại cao và rất giỏi chịu các áp lực công việc. Làm việc trong lĩnh vực công nghê, bạn sẽ phải đối diện với những áp lực trong công việc như sửa các mã code sai hoặc tối ưu hoá hệ thống thông tin bị lỗi. Bên cạnh đó, việc phải gõ máy hàng trăm ký tự để mã hoá để xây dựng một hệ thống dữ liệu đòi hỏi bạn phải thực sự nhẫn nại. Đôi khi, các vấn đề hóc búa xảy ra trong quá trình làm việc cũng cần bạn phải động não suy nghĩ và tìm phương án giải quyết.

Chỉ tiêu tuyển sinh ngành công nghệ thông tin lớn

Do nhu cầu tuyển dụng nhân sự của thị trường lớn và mức thu nhập hẫn dẫn đối với các ứng viên nên nhiều trường đại học và cao đẳng đã mở rộng và đào tạo nguồn nhân lực giảng viên để giảng dạy ngành công nghệ thông tin. Mỗi năm, chỉ tiêu tuyển sinh của ngành này tại một trường đại học dao động từ 200 đến 250 sinh viên.

Đối với từng trường đại học hoặc cao đẳng sẽ áp dụng các cách xét tuyển khác nhau, bạn nên xác định rõ về ngôi trường đại học mà mình muốn học và lưu ý cách thức tuyển sinh của họ.

Vì sao nên theo học ngành công nghệ thông tin?

Hiện nay, công nghệ thông tin trở thành một ngành học hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ bởi những lý do có thể kể tới như:

Theo dữ liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, mỗi năm nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành công nghệ thông tin tăng 13% so với năm trước. Con số này cho thấy mức độ hấp dẫn đối với ngành. Khi ra trường, bạn có cơ hội được làm việc tại nhiều vị trí hấp dẫn như lập trình viên, kiểm duyệt chất lượng phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống và quản lý dữ liệu, chuyên gia quản lý và điều phối dự án hoặc có thể trở thành giảng viên công nghệ thông tin tham gia giảng dạy tại các trường đại học.

Bên cạnh những vị trí công việc hấp dẫn liên quan đến ngành, bạn cũng có thể thoải mái lựa chọn những môi trường làm việc phù hợp với bản thân. Bạn có thể trở thành một chuyên viên lập trình tại các công ty hoặc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hoặc, có thể trở thành một nhân viên phân tích thiết kế hệ thống và quản lý dữ liệu cho một công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng, bảo mật thông tin. Ngoài ra, bạn cũng có thể trở thành một giảng viên đào tạo bộ môn an ninh mạng của một trường đại học.