Đồ Gỗ Việt Nam Xuất Khẩu
Gỗ Sồi là gì? Có mấy loại gỗ Sồi? Ứng dụng gỗ Sồi trong nội thất Gỗ Sồi được người tiêu dùng phương Tây rất ưa chuộng bởi chất lượng gỗ tốt, độ b...
CÔNG TY TNHH XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM BC
Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Tòa Nhà Vinafood1, 94 Lương Yên. P. Bạch Đằng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Lầu 4, Bách Việt Building, 65 Trần Quốc Hoàn, P. 4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
0104478506 - Do: Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Hà Nội cấp.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Từ khóa: gỗ và sản phẩm gỗ chứng chỉ rừng, lâm sản, đồ gỗ nội thất, FSC
The study aims to analyze the exports of wood and wooden furniture and the situation of forest certification in Vietnam, thereby determining how the area of certified forests affects Vietnam's export of wood and wood products. Research results have identified at least four channels through which certified forest areas may affect Vietnam's wood and wood product exports in recent years, including: Export product value and price; Source of raw materials to produce exported wood products; Market accessibility; and Export turnover of wood and wood products. The study proposes some policy implications to promote certified forest areas and exports of wood and wood products with forest certification in Vietnam.
Từ khóa: wood and wood products with forest certification, forest products, wooden furniture, FSC
Các biện pháp thương mại xanh, như chứng chỉ rừng, mang lại cả cơ hội và thách thức cho xuất khẩu lâm sản của Việt Nam. Từ năm 2020, hệ thống chứng chỉ quản lý rừng quốc gia Việt Nam (VFCS) chính thức hoạt động với việc cấp chứng chỉ rừng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm lựa chọn khi khai báo hồ sơ xuất khẩu. Nếu Việt Nam có thể nắm bắt được xu hướng phát triển của chứng chỉ rừng, tận dụng tốt những mặt tích cực và giảm các tác động bất lợi sẽ có lợi cho sự phát triển ổn định của xuất khẩu lâm sản Việt Nam.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới hiện có chưa có sự thống nhất về tác động của chứng chỉ rừng đối với xuất khẩu lâm sản (Zhang và cộng sự, 2022), đặc biệt là các nghiên cứu ở Việt Nam. Một số ít nghiên cứu tập trung tìm hiểu tác động của chứng chỉ rừng tới tổng lượng lâm sản xuất khẩu, nhưng lại thiếu những phát hiện về các kênh tác động. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cách thức tác động của chứng chỉ rừng tới xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khái niệm lâm sản: Theo Khoản 16, Điều 2 - Luật Lâm nghiệp 2017, lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến. FAO (1982) quy ước lâm sản bao gồm gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ. Xét theo các giai đoạn của quá trình sản xuất, sản phẩm gỗ bao gồm: sản phẩm gỗ sơ chế, sản phẩm giấy sơ chế, sản phẩm gỗ chế biến thứ cấp và sản phẩm giấy chế biến thứ cấp.
Trong nghiên cứu này, gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu được tìm hiểu theo hai nhóm sản phẩm chính là gỗ, sản phẩm gỗ sơ cấp và đồ gỗ nội thất.
Chứng chỉ rừng: Để đánh giá chất lượng quản lý rừng bền vững, thế giới đã xây dựng những bộ tiêu chuẩn gồm các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số làm thước đo khi tiến hành đánh giá và cấp chứng chỉ cho những khu rừng. Có hai loại chứng chỉ rừng phổ biến trên thế giới là FSC và PEFC.
Chứng chỉ rừng FSC được cấp bởi Hội đồng quản trị rừng (FSC – Forest Stewardship Council) với mục tiêu thúc đẩy quản trị rừng phù hợp với môi trường, quản lý mang lại lợi ích xã hội, và đem lại hiệu quả kinh tế trên thế giới.
Chứng chỉ rừng PEFC được cấp bởi Chương chỉ chứng nhận chứng chỉ rừng (Programme for the Endorsement of Forest Certification – PEFC) nhằm thúc đẩy thực hành tốt trong việc quản lý rừng và để đảm bảo rằng gỗ và các sản phẩm từ rừng được sản xuất và tuân theo các tiêu chuẩn sinh thái, xã hội và đạo đức cao nhất.
Ở Việt Nam, Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (VFCO) là tổ chức thực hiện Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) và đã được tổ chức PEFC công nhận và chứng thực đạt tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2019.
Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp, bao gồm: số liệu về hiện trạng rừng, xuất khẩu lâm sản và số liệu liên quan đến chứng chỉ rừng ở Việt Nam. Những số liệu này được thu thập từ các trang thống kê chính thức của thế giới và thu thập từ các bài nghiên cứu khoa học đã được công bố. Cụ thể:
- Số liệu về xuất khẩu gỗ và đồ gỗ được thu thập từ hai nguồn chính: Trademap – Trang dữ liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC): https://www.trademap.org/Index.aspx; ITTO – Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế: https://www.itto.int/biennal_review/.
- Số liệu về chứng chỉ rừng được thu thập từ: FSC – Hội đồng quản trị rừng: https://connect.fsc.org/impact/facts-figures; VFCO – Văn phòng chứng chỉ quản lý rừng bền vững: https://vfcs.org.vn/du-lieu-chung-nhan/.
Số liệu sau khi thu thập được xử lý dựa trên các tiêu chí phù hợp và được được vào bài nghiên cứu cùng với việc sử dụng các phương pháp phân tích số liệu như phương pháp thống kê mô tả và phương pháp thống kê so sánh.
Tình hình xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam
Liên quan đến gỗ và sản phẩm gỗ (HS44), chúng ta có thể quan sát xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2013-2022, bắt đầu từ 2,03 tỷ USD năm 2012 lên hơn 5,5 tỷ USD vào năm 2022. Việt Nam luôn nằm trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sơ cấp hàng đầu thế giới. Xu hướng tăng đặc biệt trở nên mạnh mẽ hơn từ năm 2020, khi Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh đạt được những thành tích ấn tượng về sản xuất và xuất khẩu.
Hình 1: Cơ cấu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (HS44) của Việt Nam năm 2022
Về chủng loại xuất khẩu, mặt hàng gỗ nhiên liệu chiếm tỷ trọng chính trong nhóm mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sơ cấp của Việt Nam, chiếm tương tứng 65% giá trị xuất khẩu nhóm mặt này trong năm 2022 (Hình 1).
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu theo các thị trường giai đoạn 2013-2022
Nguồn: Số liệu trích xuất từ Trademap, 2023
Trong 10 năm qua, thị trường xuất khẩu chính nhóm mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Malaysia. Trung Quốc là thị trường lớn nhất đối với nhóm mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sơ cấp của Việt Nam với tỷ trọng luôn chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị xuất khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam 10 năm qua (Bảng 1).
Cho đến năm 2018, xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất trên thị trường thế giới đã có sự thay đổi đáng kể theo nguồn cung, với sự tăng trưởng đáng kể về xuất khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc là nước sản xuất đồ nội thất gỗ lớn nhất thế giới với 41% giá trị sản xuất thế giới. Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu lớn thứ hai, có giá trị ở mức 14,9 tỷ USD vào năm 2022 (Trademap, 2023). Tuy nhiên, luồng thương mại xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ (Hình 2).
Về chủng loại sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu đồ nội thất văn phòng và đồ nội thất gia đình, với mã HS9403, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất năm 2022 (Hình 3). Ghế ngồi (mã HS9401) chiếm khoảng 23%, còn lại là các loại đồ gỗ nội thất khác. Kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng đồ gỗ nội thất tăng đều qua các năm từ năm 2013 đến 2021. Tuy nhiên, đến năm 2022 có sự sụt giảm về giá trị xuất khẩu của cả hai mặt hàng chủ lực là nội thất bằng gỗ và ghế ngồi. Sự sụt giảm này có thể được giải thích bằng việc thị hiếu tiêu dùng đồ gỗ thị trường thế giới bắt đầu có sự thay đổi, nhưng dường như các doanh nghiệp Việt Nam chưa kịp nắm bắt để chuyển hướng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.
Về thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất, đối tác chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada và Australia.
Tại Việt Nam, tính đến tháng 7/2023 (số liệu cập nhật mới nhất) có 282.962 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, chiếm 0,18% tổng diện tích rừng có chứng nhận FSC trên thế giới. Số lượng chứng nhận FM và CoC là 71 và 1.654, tương ứng tỷ trọng trên tổng lượng chứng chỉ toàn cầu là 4,65% và 2,85%.
Hình 4: Diện tích rừng cộng đồng và nhóm hộ được cấp chứng chỉ FSC ở Việt Nam 2013-2022 (ha)
Ở Việt Nam, có hai loại hình rừng đạt được chứng chỉ FSC. Thứ nhất, diện tích rừng của các doanh nghiệp, công ty. Loại hình thứ hai là các diện tích rừng do các hộ trồng rừng kết hợp với nhau theo loại chứng chỉ nhóm hộ hay hợp tác xã (Tô Xuân Phúc và cộng sự, 2023). Tính đến hết tháng 11/2023, trong tổng số 282.962 ha rừng đạt chứng chỉ FSC, diện tích rừng theo nhóm hộ trồng rừng đạt chứng chỉ FSC là 149.270 ha, chiếm 52,75%, chính thức vượt nhóm doanh nghiệp, công ty trở thành loại hình rừng có chứng chỉ FSC phổ biến hơn ở Việt Nam.
TÁC ĐỘNG CỦA CHỨNG CHỈ RỪNG ĐẾN XUẤT KHẨU GỖ VÀ ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM
Tác động đến giá trị và giá của gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu
Chứng chỉ FSC giúp tăng giá trị của lâm sản xuất khẩu đối với xuất khẩu gỗ tròn và những sản phẩm gỗ có sử dụng gỗ khai thác từ rừng có chứng chỉ FSC. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn tới giá bán của sản phẩm gỗ chế biến sơ cấp và đồ gỗ nội thất sẽ cao hơn trên thị trường thế giới, do sử dụng nguyên liệu gỗ có chứng chỉ FSC với giá cao hơn.
Ngoài ra, việc tăng diện tích rừng và tăng sản lượng gỗ có chứng chỉ FSC trong nước còn có thể tác động tới xuất khẩu lâm sản của Việt Nam theo hướng làm chậm lại việc tăng giá bán các sản phẩm xuất khẩu (những sản phẩm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu có xu hướng tăng giá).
Tác động đến nguồn cung nguyên liệu gỗ phục vụ chế biến gỗ và đồ gỗ xuất khẩu
Biểu đồ thể hiện giá trị nguyên liệu gỗ nhập khẩu của Việt Nam và diện tích rừng đạt chứng chỉ FSC qua các năm (Hình 5, 6) cho thấy dù diện tích rừng có chứng chỉ FSC tăng, nhưng giá trị gỗ nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho ngành chế biến cũng tăng qua các năm. Điều này thể hiện rằng, lượng gỗ có chứng chỉ khai thác trong nước dù tăng, nhưng chưa đủ để cung ứng cho ngành chế biến gỗ.
Ngoài ra, gia tăng diện tích rừng có chứng chỉ FSC ở Việt Nam sẽ có tác động tích cực đến xuất khẩu thông qua việc thay thế nguyên liệu gỗ nhập khẩu với giá càng ngày càng tăng. Nếu chủ động được nguyên liệu gỗ, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam có thể xây dựng một thương hiệu riêng biệt, độc quyền, giá trị riêng mà các quốc gia khác không có.
Tuy nhiên, khi quan sát mối quan hệ giữa diện tích rừng có chứng chỉ FSC với giá trị gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu vào Việt Nam qua các năm có thể thấy những tín hiệu tích cực. Giá trị gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu vào Việt Nam có xu hướng giảm trong những năm gần đây khi diện tích rừng có chứng chỉ FSC tăng mạnh, đặc biệt sau khi tháo gỡ khó khăn cho việc cấp chứng chỉ rừng cho nhóm hộ trồng rừng.
Về nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu nhập khẩu, hiện Việt Nam vẫn nhập khẩu từ những nguồn rủi ro cao. Năm 2022, tỷ trọng gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu vào Việt Nam từ những thị trường có rủi ro cao, như: Cameroon, Nigeria, Congo … chiếm khoảng 40% tổng lượng nhập khẩu (Saigontimes, 2023). Không những thế, gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ những nguồn này còn có xu hướng tăng nhanh trong bối cảnh gỗ nguyên liệu từ nguồn ít rủi ro ngày càng khan hiếm và giá càng ngày càng tăng. Điều này dẫn đến nhu cầu cấp bách của Việt Nam cần phải tìm nguồn nguyên liệu thay thế nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Việc gia tăng diện tích rừng có chứng chỉ FSC sẽ giải quyết được nhu cầu này.
Ngoài ra, chủ động được nguồn nguyên liệu chất lượng cao và có chứng chỉ rừng còn có tác động tích cực theo hướng giúp Việt Nam tránh được các vụ kiện thương mại về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Ví dụ, tháng 6/2020, Hoa Kỳ điều tra phạm vi sản phẩm và chống lẩn tránh với gỗ dán Việt Nam. Tháng 6/2022, Mỹ điều tra chống lẩn tránh với tủ gỗ Việt Nam. Vào tháng 8/2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra phán quyết rằng, một số sản phẩm ván ép gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam thực tế có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện phải chịu mức thuế cao tới 200%.
Tác động của chứng chỉ rừng đến khả năng tiếp cận thị trường
Trong bối cảnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tiếp tục giảm mạnh do tác động từ tình hình khó khăn và sức mua sụt giảm của nhiều nền kinh tế lớn và sự gia tăng các rào cản thương mại của các thị trường nhập khẩu, việc gia tăng được diện tích rừng có chứng nhận FSC sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn này. Gỗ và sản phẩm gỗ được chế biến từ gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các thị trường khó tính, đòi hỏi cao về nguồn gốc và xuất xứ sản phẩm.
Tác động của chứng chỉ rừng đến kim ngạch xuất khẩu lâm sản
Trong 2 nhóm mặt hàng, việc gia tăng diện tích rừng trồng có chứng chỉ FSC trong nước có mối liên hệ chặt chẽ hơn với kim ngạch xuất khẩu nhóm gỗ và sản phẩm gỗ chế biến sơ cấp (HS44). Điều này có thể được lý giải do rừng trồng đạt chứng chỉ FSC hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là rừng tròn gỗ nhỏ với các loài như keo, mỡ, bạch đàn… Nguồn gỗ lớn khai thác từ các diện tích rừng có FSC chỉ chiếm bình quân khoảng 20%-25% trong tổng lượng gỗ khai thác (đặc biệt đối với các diện tích ở vùng núi phía Bắc). Tỷ trọng gỗ lớn cao nhất chỉ khoảng 40%-50% đạt được tại một số mô hình khu vực miền Trung (Tô Xuân Phúc và cộng sự, 2023).
Đánh giá chung tác động của chứng chỉ rừng đến xuất khẩu lâm sản
Như vậy, chứng chỉ rừng có thể tác động đến xuất khẩu lâm sản theo cả hướng tích cực và tiêu cực.
Thứ nhất, chứng chỉ rừng làm tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu do được sản xuất từ nguồn gỗ nguyên liệu được chứng nhận. Tuy nhiên, đồng thời cũng làm tăng giá sản phẩm do giá gỗ nguyên liệu có chứng chỉ cao hơn so với gỗ nguyên liệu không có chứng chỉ. Từ đó, tác động tiêu cực tiếp theo có thể hình thành. Đó là doanh thu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đồ gỗ nội thất cũng có thể sẽ giảm sút nếu giá bán sản phẩm tăng lên.
Thứ hai, diện tích rừng có chứng chỉ càng tăng sẽ tạo ra nguồn cung ứng nguyên liệu có độ rủi ro thấp, đáng tin cậy phục vụ cho chế biến hàng lâm sản xuất khẩu. Đây sẽ là chìa khóa tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ. Tuy nhiên, nguồn cung gỗ có chứng chỉ rừng ở Việt Nam hiện tại chủ yếu là rừng trồng gỗ nhỏ, chỉ phù hợp phục vụ chế biến gỗ sơ cấp. Trong khi đó, nhu cầu thực sự cấp bách về nguồn gỗ nguyên liệu là gỗ lớn ít rủi ro phục vụ cho sản xuất đồ nội thất gỗ.
Thứ ba, gia tăng rừng có chứng chỉ tạo ra nguồn cung gỗ nguyên liệu có chứng chỉ có giá ổn định hơn so với nhập khẩu gỗ nguyên liệu có chứng chỉ. Xét trên khía cạnh khác, với tốc độ tăng giá của nguyên liệu gỗ nhập khẩu, việc sử dụng gỗ có chứng chỉ rừng trong nước với giá ổn định lại có thể làm chậm lại việc tăng giá của sản phẩm gỗ xuất khẩu, do không chịu sức ép từ tăng giá nguyên liệu nhập khẩu này.
Thứ tư, sử dụng gỗ và nguyên liệu gỗ có nguồn gốc từ những diện tích rừng có chứng chỉ trong nước sẽ giúp các nhà xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tránh được những vụ kiện thương mại. Gỗ khai thác từ rừng đã có chứng nhận FSC luôn minh bạch về nguồn gốc và đáp ứng hầu hết các đòi hỏi khắt khe về điều kiện nhập khẩu.
Thứ năm, sản phẩm gỗ chế biến sử dụng nguyên liệu gỗ đạt chứng chỉ rừng luôn là chìa khoá quan trọng giúp các doanh nghiệp không chỉ thâm nhập vào các thị trường khó tính mà còn đẩy mạnh xuất khẩu sang những thị trường truyền thống.
Thứ sáu, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ có xu hướng tăng khi diện tích rừng có chứng chỉ trong nước được mở rộng qua các năm. Ngoài ra, chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn để nguyên liệu gỗ có chứng chỉ trong nước không chỉ phục vụ sản xuất chế biến sơ cấp mà cả chế biến sâu cũng sẽ thúc đẩy quá trình này. Tuy nhiên, trên thực tế tốc độ mở rộng diện tích rừng có chứng chỉ ở Việt Nam còn chậm, chưa đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng về nguyên liệu gỗ của ngành chế biến.
Tại nghiên cứu này, mối liên hệ giữa chứng chỉ rừng và xuất khẩu lâm sản của Việt Nam được phân tích dưới 4 góc độ: (i) Chứng chỉ rừng làm tăng giá trị của sản phẩm gỗ xuất khẩu, nhưng đồng thời làm tăng giá và dẫn đến nguy cơ giảm doanh thu xuất khẩu; (ii) Chứng chỉ rừng tạo ra nguồn nguyên liệu đáng tin cậy, có độ rủi ro thấp và có giá ổn định cho chế biến gỗ xuất khẩu, tuy nhiên mới chỉ phục vụ chủ yếu chế biến gỗ sơ cấp; (iii) Chứng chỉ rừng có thể hỗ trợ sản phẩm gỗ xuất khẩu tăng khả năng tiếp cận thị trường có yêu cầu cao và đồng thời mở rộng quy mô của những thị trường hiện tại; (iv) Chứng chỉ rừng phần nào giúp kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng, tuy nhiên trên thực tế, sự mở rộng diện tích rừng có chứng chỉ không theo kịp với mức độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ.
Từ những phân tích về tình hình xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ gỗ nội thất; những số liệu minh họa về tình hình chứng chỉ rừng ở Việt Nam và những đánh giá về tác động của chứng chỉ rừng và diện tích rừng có chứng chỉ trong nước tới xuất khẩu lâm sản, một số đề xuất như sau có thể cân nhắc để có thể thúc đẩy tác động tích cực và giảm bớt tác động tiêu cực cũng như tháo gỡ những vấn đề còn hạn chế hiện tại:
Một là, điều cần thiết nhất hiện nay là cần tăng cường mở rộng diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng.
Hai là, duy trì giá gỗ khai thác từ rừng có chứng nhận ở mức phù hợp và ổn định. Hỗ trợ người trồng rừng từ phía giảm chi phí chăm sóc, đầu tư vào kỹ thuật để tăng năng suất và đặc biệt, hỗ trợ để chi phí tham gia chứng chỉ rừng ở mức tối thiểu.
Ba là, tích cực thúc đẩy việc trồng rừng gỗ lớn và tham gia chứng chỉ./.
1. Cao Thị Cẩm, Lương Kim Anh và Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy (2023), Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2022 và xu hướng năm 2023, Nhóm nghiên cứu của VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA, DOWA và tổ chức Forest Trends, truy cập từ https://goviet.org.vn/upload/aceweb/content/BAO%20CAO%20VN%20XK%20GSPG%202022_FN.pdf.
2. FAO (2018), Guidelines on data collection for national statistics on forest products, Publication prepared in the framework of the Global Strategy to improve Agricultural and Rural Statistics.
3. Jiaojiao Chen, Lanhui Wang, Lingchao Li, Juliana Magalhães, Weiming Song, Wenming L, Lichun Xiong, Wei-Yew Chang and Yujun Sun (2020), Effect of Forest Certification on International Trade in Forest Products, Forests, 11.
4. Jinzhu Zhang, Ziyue Zhao, Wenqi Zhao, Chenlu Tao and Baodong Cheng (2022), The Impact of Forest Certification on the Ternary Margins of China’s Forest Product Export, Forests, 13.
5. Hoang, Hai Thi Nguyen, Satoshi Hoshino, Kenichirou Onitsuka and Tek Narayan Maraseni (2019), Cost analysis of FSC forest certification and opportunities to cover the costs a case study of Quang Tri FSC group in Central Vietnam, Journal of Forest Research, 24, 137-142.
6. Michal, Jakub, David Březina, Dalibor Šafařík, Václav Kupčák, Andrea Sujová, and Jitka Fialová (2019), Analysis of Socioeconomic Impacts of the FSC and PEFC Certification Systems on Business Entities and Consumers, Sustainability, 11(15).
7. Nguyễn Văn Nên (2020), Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
8. Saigontimes (2023), Gần một nửa nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam đến từ thị trường rủi ro, truy cập từ https://thesaigontimes.vn/gan-mot-nua-nguon-go-nguyen-lieu-nhap-khau-cua-viet-nam-den-tu-thi-truong-rui-ro/.
9. Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy và Cao Thị Cẩm (2023), Thực trạng và một số rào cản trong sản xuất gỗ rừng trồng có chứng chỉ bền vững tại Việt Nam, truy cập từ https://goviet.org.vn/upload/aceweb/content/Bao%20cao_Thuc%20trang%20va%20mot%20so%20rao%20can%20trong%20rung%20%20FSC.April.pdf.
10. Văn phòng chứng chỉ quản lý rừng bền vững (2023), “Giới thiệu”, truy cập từ https://vfcs.org.vn/gioi-thieu/.
11. Yamamoto, Y. và Matsumoto, K., (2022), The effect of forest certification on conservation and sustainable forest management, Journal of Cleaner Production, 363.
(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 03, tháng 02/2024)
(KTSG Online) - Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 11 tháng năm 2022, Việt Nam là thị trường dẫn đầu các nước Đông Nam Á về xuất khẩu đồ gỗ nội thất cho thị trường Úc, đạt 205,6 triệu đô la Mỹ, tăng 26,4% so với cùng kỳ 2021.
Cục Xuất nhập khẩu dẫn số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), trong 11 tháng của năm 2022, Úc nhập khẩu đồ gỗ nội thất đạt 1,6 tỉ đô la Mỹ. Trong đó, Việt Nam là thị trường dẫn đầu các nước Đông Nam Á về xuất khẩu mặt hàng này cho thị trường Úc với 205,6 triệu đô la Mỹ, tăng 26,4% so với cùng kỳ 2021.
Những sản phẩm mà Úc nhập khẩu trong cơ cấu mặt hàng đồ gỗ là ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, phòng ngủ…
Cục thông tin thêm, tiêu chuẩn về chứng chỉ, chất lượng sản phẩm, và quy trình để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Úc khá khắt khe. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần ưu tiên về chất lượng sản phẩm thay vì giá thành, cập nhật thông tin về thị hiếu khách hàng, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Ngoài ra, số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, trị giá xuất khẩu đồ gỗ nội thất văn phòng của Việt Nam trong tháng 12-2022 đạt 28,4 triệu đô la Mỹ, giảm 28,6% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung năm 2022, trị giá xuất khẩu mặt hàng này đạt 370,3 triệu đô la Mỹ, giảm 15,9% so với năm 2021.
Trong đó, đồ nội thất văn phòng xuất khẩu sang thị trường Mỹ là nhiều nhất, đạt 225,4 triệu đô la Mỹ, giảm 13,6% so với năm 2021. Trị giá xuất khẩu tới thị trường này chiếm 60,9% tổng trị giá xuất khẩu đồ nội thất văn phòng. Tiếp đó là các thị trường Nhật Bản với 67,7 triệu đô la Mỹ, giảm 7,3% so với năm 2021; Trung Quốc với 15,9 triệu đô la Mỹ…
Nguyên nhân khiến xuất khẩu đồ gỗ nội thất văn phòng giảm là do lạm phát cao, giá cước vận chuyển ở mức cao, giá mua gỗ nguyên liệu tăng mạnh gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam.