Doanh thu giảm nhưng giá vốn hàng bán giảm mạnh hơn nên lợi nhuận gộp của HAGL vẫn tăng 17% lên 609 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Thương Mại & Du lịch Hoàng Gia Lai Châu

Công ty Cổ phần Thương Mại & Du lịch Hoàng Gia Lai Châu

+ Địa chỉ: 290 Đường Trần Phú - Phường Tân Phong - Thành phố Lai Châu + Điện thoại:0213 3790 689 - Dđ: 0973 862 563 + Website: http://laichautourist.com.vn/ + Email: [email protected]

Đánh giá: 0/5 từ 0 người bình chọn.

Khởi nghiệp năm 1990 từ một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh do ông Đoàn Nguyên Đức trực tiếp điều hành, đến nay Tập đoàn HAGL đã đạt được bước tiến mạnh mẽ và trở thành tập đoàn tư nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Trong đó, ngành sản xuất và kinh doanh gỗ là ngành truyền thống lâu đời nhất của HAGL, nhờ vậy HAGL có rất nhiều thế mạnh cũng như thuận lợi nhất định không phải doanh nghiệp nào cũng có được. Công ty CP Gỗ HAGL là 1 trong 5 tổng công ty thuộc Tập đoàn HAGL, là công ty sản xuất đồ gỗ nội thất hàng đầu thị trường Việt Nam. Công ty CP Gỗ HAGL hiện đang sở hữu 5 nhà máy gỗ (trong đó có 1 nhà máy tại Lào) với tổng công suất các nhà máy vào khoảng 20.000m3 gỗ tinh thành phẩm/năm. Bằng những kinh nghiệm tích lũy được trong gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực đồ gỗ, Công ty CP Gỗ HAGL đã góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh chóng ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu đồ gỗ trong cả nước. Hiện nay các sản phẩm như đồ gỗ nội thất, ngoại thất cao cấp của Công ty có mặt ở hầu khắp các thị trường lớn trên thế giới như EU, châu Mỹ, châu Á, Australia, New Zealand Các văn phòng đại diện được thiết lập tại một số nước nhằm tạo điều kiện giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận, giao dịch với Tập đoàn một cách thuận tiện, nhanh chóng nhất. Bên cạnh việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, Tập đoàn HAGL đang đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước bằng việc hình thành hệ thống siêu thị đồ gỗ với qui mô lớn tại 5 trung tâm đô thị Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mô hình kinh doanh công ty cổ phần gỗ Hoàng Anh Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

BÀI TẬP NHÓM MÔN: MÔ HÌNH KINH DOANH Tên công ty: Công ty CP gỗ Hoàng Anh Gia Lai Nhóm thực hiện: Nhóm 3 GV giảng dạy: TS. Đặng Văn Mỹ Quy Nhơn, Ngày 20 tháng 12 năm 2011 DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 3 Xếp loại 1. Ngô Thị Thanh Hương A 2. Lê Thị Diễm Hương A 3. Phạm Hồng Thiên A 4. Đoàn Thị Thùy Dương A 5. Hoàng Thị Liên A 6. Đỗ Thị Diệu Linh A 7. Nguyễn Thị Ngọc Hà A 8. Nguyễn Thị Hằng Diệu A 9. Ninh Quang Thắng A 10. Lê Tấn Thịnh B Giới thiệu về công ty CP Gỗ Hoàng Anh Gia Lai: Khởi nghiệp năm 1990 từ một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh do ông Đoàn Nguyên Đức trực tiếp điều hành, đến nay Tập đoàn HAGL đã đạt được bước tiến mạnh mẽ và trở thành tập đoàn tư nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Trong đó, ngành sản xuất và kinh doanh gỗ là ngành truyền thống lâu đời nhất của HAGL, nhờ vậy HAGL có rất nhiều thế mạnh cũng như thuận lợi nhất định không phải doanh nghiệp nào cũng có được. Công ty CP Gỗ HAGL là 1 trong 5 tổng công ty thuộc Tập đoàn HAGL, là công ty sản xuất đồ gỗ nội thất hàng đầu thị trường Việt Nam. Công ty CP Gỗ HAGL hiện đang sở hữu 5 nhà máy gỗ (trong đó có 1 nhà máy tại Lào) với tổng công suất các nhà máy vào khoảng 20.000m3 gỗ tinh thành phẩm/năm. Bằng những kinh nghiệm tích lũy được trong gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực đồ gỗ, Công ty CP Gỗ HAGL đã góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh chóng ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu đồ gỗ trong cả nước. Hiện nay các sản phẩm như đồ gỗ nội thất, ngoại thất cao cấp của Công ty có mặt ở hầu khắp các thị trường lớn trên thế giới như EU, châu Mỹ, châu Á, Australia, New Zealand… Các văn phòng đại diện được thiết lập tại một số nước nhằm tạo điều kiện giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận, giao dịch với Tập đoàn một cách thuận tiện, nhanh chóng nhất. Bên cạnh việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, Tập đoàn HAGL đang đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước bằng việc hình thành hệ thống siêu thị đồ gỗ với qui mô lớn tại 5 trung tâm đô thị Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. II. Phân tích các yếu tố cấu thành mô hình kinh doanh 2.1 Hệ thống sản phẩm và dịch vụ: 2.1.1. Sản phẩm và đặc điểm sản phẩm: - Nguyên liệu của sản phẩm: Là nguyên liệu gỗ tròn được mua từ lâm trường hoặc nhập từ nước ngoài, là nguyên liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm. Đặc biệt HAGL còn tự cung cấp nguyên liệu . - Sản phẩm hàng hóa: + Ghế : là loại sản phẩm được sản xuất nhiều nhất và cũng là mặt hàng mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty, đây là sản phẩm tiện dụng cho các nhà hàng, các quán café hay các ơ quan, phòng làm việc như: Ghế xếp có tay, Ghế băng, Ghế năm bậc, Ghế xếp không tay, Ghế xếp chồng. + Giường: đây là dòng sản phẩm có số lượng tiêu thụ ít so với các mặt hàng khác, tuy nhiên cũng mang lại lợi nhuận không nhỏ cho Công ty. Công ty sản xuất các mẫu mã khác nhau nhằm phục vụ thị hiếu và nhu cầu khách hàng. sản phẩm này thường dùng ở các bãi biển, dùng để tắm nắng hay giường ngủ trong nhà. Như là: Giường ghế xếp có tay, Giường Ghế băng, Giường Ghế năm bậc. + Bàn: sản phẩm này thường đi kèm với ghế, số lượng sản phẩm tiêu thụ cũng khá cao qua các năm. Như: Bàn chữ nhật mối nối, Bàn tròn xoay, Bàn chữ nhật, Bàn tròn, Bàn vuông. + Tủ: đây là dòng sản phẩm phụ của Công ty, mặt hàng này chủ yếu tiêu thụ nội địa. Như: Tủ đựng quần áo, Tủ đựng đồ dùng nấu ăn, Tủ đứng… 2.1.2 Phân phối về sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau theo đó sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tay người tiêu dùng cuối cùng.Tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm tiêu thụ và mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng mà doanh nghiệp sử dụng các kênh tiêu thụ hợp lý có 3 hình thức phân phối sản phẩm sau: + Kênh phấn phối trực tiếp: Kênh này có ưu diểm doanh nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, nắm bắt được nhu cầu thị trường, và tình hình giá cả từ đó tạo điều kiện tuận lợi để gây thiện cảm và uy tín cho doanh nghiệp, giảm chi phí; các sản phẩm mới được đưa nhanh vào tiêu dùng…tuy nhiên hoạt bán hàng diễn ra với tốc độ chậm. + Kênh phân phối gián tiếp: là việc lưu thông hàng hóa qua khau trung gian đến người tiêu dùng cuối cùng. Đây là kênh thuận tiện cho người tiêu dùng, hàng hóa lưu thông nhanh, doanh nghiệp được giải phóng khỏi chức năng bán lẻ….nhưng thời gian lưu thông hàng hóa dài tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệp khó kiểm soát các khâu trung gian. + Kênh tiêu thụ hỗn hợp: Khắc phục được nhược điểm của hai kênh trên và phát huy tối đa ưu điểm. + Mạng lưới phân phối sản phẩm gỗ: (Nhà phân phối sỉ) (Nhà phân phối lẻ) - Minh họa về giá trị cuả sản phẩm dịch vụ cung cấp: tiêu biểu có các hợp đồng bán sản phẩm đã và đang được thực hiên đem lại giá trị cao như: Nội dung chính Khách hàng Giá trị Hợp đồng ngày 3/4/2007: Bán Block B (276 căn hộ) dự án New Sài Gòn Công ty CP địa ốc Sài Gòn Thương Tín 502.784.441.360 đồng Hợp đồng số 4500000741 ngày 05/11/2007: Bán sản phẩm đồ gỗ ngoài Cattie Erupa,SL. 1.265.048.83 USD Hợp đồng từ số 21đến số 26HA-LPTCM 08 ngày 11/07/2008: bán sản phẩm đồ gỗ ngoài trời Landmam-Peiga GmbH&Co Handels KG 1.985.508 USD 2.2. Yếu tố thị trường và khách hàng: 2.2.1. Phạm vi thị trường: Hiện nay các sản phẩm như đồ gỗ nội thất, ngoại thất cao cấp của công ty Hoàng Anh Gia Lai có mặt hầu khắp các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Australia, New Zealand… Các văn phòng đại diện được thiết lập tại một số nước nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận, giao dịch với tập đoàn một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất. Bên cạnh việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, Hoàng Anh Gia Lai Group đang thực phát triển thị trường trong nước bằng việc hình thành hệ thống siêu  thị đồ gỗ với qui mô lớn tại 5 trung tâm đô thị Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.  2.2.2. Nhu cầu khách hàng: Theo cơ chế thị trường ở các tỉnh phía nam là thị trường Rất nhạy cảm và linh động về nhu cầu giá cả. Chính vì vậy sự cạnh tranh của khu vực này cũng không kém phần gay gắt, tuy nhiên với lợi thế riêng về giá cả, chất lượng sản phẩm phương thức thanh toán, phương thức giao hàng đúng hạn, nhanh chóng…Những sản phẩm của công ty cổ phần Hoàng Anh- Quy Nhơn. Đã có những vị thế cạnh tranh trên thị trường trong nước. Doanh thu bán sản phẩm ở các tỉnh phía Nam luôn chiếm vị trí cao nhất trong bản doanh thu của công ty. Tại thị trường các tỉnh miền Bắc và miền Trung thì ít sôi động hơn do quy mô của khách hàng là các doanh nghiệp tại đây chỉ ở mức trung bình là chủ yếu và giá không hấp dẫn. đối với công ty thì việc xuất bán tại thị trường này là nhằm mục đích duy trì hoạt động sản xuất và tạo công ăn việc làm thường xuyên nhằm giưc được đội ngũ công nhân lành nghề tại công ty. - Thị trường trong nước: MỘT SỐ KHÁCH HÀNG TRONG NƯỚC STT TÊN KHÁCH HÀNG 1 SCAN COM – VN 2 GEMADEPPT – QN 3 Công ty TNHH – TM – DV Trần Đức 4 Công ty TNHH A.P.A 5 Công ty TNHH Các Tiên Á Châu Đã Nẵng 6 DNTN Nguyên Hoàng 7 Công ty TNHH xuất khẩu đồ gỗ Tân Thủy Trân 8 Công ty Thăng Long – Bộ quốc phòng 9 Công ty Phú Tài 10 Công ty xuất nhập khẩu đầu tư tỉnh Kon Tum 11 Công ty TNHH Sài Gòn 12 Công ty TNHH Phước Tân An – An Nhơn – Bình Định 13 Công ty lâm nghiệp 19 – An Nhơn 14 Công ty XNK KC và BB PACXIMEX – Đồng Nai 15 Công ty KDSX Sài Gòn – Đắk lắk Trong sản xuất không chỉ đơn thuần bán cho cho người sử dụng cuối cùng mà còn bán cho các doanh nghiệp có như cầu gia công hoặc nhận các đơn đặt hàng với hình thức gia công để có thể thấy điều đó ta xét các khu vực sau: - Khu vực 1: gồm các tỉnh từ Quảng Trị trở ra phía Bắc. - Khu vực 2: gồm các tỉnh từ Huế đến Khánh Hòa - Khu vực 3: gồm các tỉnh từ Ninh Thuận trở vào các tỉnh miền Nam - Nhu cầu của khách hàng trong thị trường: Phát triển dựa trên nền tảng, tiềm năng vốn có của địa phương và dần mở rộng hơn ra các tỉnh, thành khác trong cả nước đã tạo nền móng vững chắc giúp cho HAGL đứng vững, phát triển ổn định ngay cả khi nền kinh tế bị ảnh hưởng của sự suy thoái. Đồ gỗ nội thất HAGL có góc cạnh sắc nét, tinh tế, vân gỗ đẹp quyến rũ, hiện đại trong sử dụng nhưng vẫn mang nét độc đáo riêng. Đặc biệt toàn bộ sản phẩm đồ gỗ nội thất của HAGL chủ yếu được làm từ gỗ xoan đào hoặc veneer xoan đào chất lượng tốt nhất và là một trong những thương hiệu dẫn đầu thị trường nội địa việt Nam, nhanh chóng được người tiêu dùng trong cũng như ngoài nước tin cậy sử dụng. Để có được những sản phẩm gỗ chất lượng cao cấp, tạo được uy tín trong lòng khách hàng tại những thị trường khó tính, đòi hỏi yêu cầu khắt khe về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng…, HAGL đã tự hoàn thiện quy trình sản xuất theo hướng hiện đại cũng như tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu chất lượng để tạo ra những sản phẩm tốt nhất cho thị trường. Quy trình sản xuất khép kín, chủ động đầu vào – đầu ra đã đem lại sức cạnh tranh đặc biệt cho sản phẩm của HAGL. Không chỉ đẹp về mẫu mã, bền về chất lượng, thế mạnh của sản phẩm gỗ HAGLcòn nằm ở chứng nhận xuất xứ của nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm đó. Đồ gỗ nội thất của Công ty đã vinh dự đạt được chứng nhận FSC - chương trình toàn cầu kiểm định chuỗi hành trình sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm. Đây chính là lợi thế cạnh tranh của các phẩm gỗ HAGL so với các doanh nghiệp cùng ngành khác. Cùng với việc đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh, hoạt động của HAGL luôn gắn liền với công tác bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển kinh doanh bền vững và có trách nhiệm đối với cộng đồng. Góp phần làm nên những thành công vượt trội của Công ty CP Gỗ HAGL hôm nay, bên cạnh nguồn nguyên liệu chất lượng, dây chuyền công nghệ hiện đại, một phần còn do Công ty đã xây dựng cho mình một đội ngũ thiết kế riêng cho từng dòng sản phẩm. Chính từ đội ngũ thiết kế hết sức năng động và sáng tạo này, Công ty đã tạo dựng được uy tín cũng như chiếm được niềm tin nơi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Công ty cũng không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng để từ đó cho ra đời những mẫu sản phẩm đồ gỗ nội thất phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng đối tượng khách hàng của công ty trong thời gian hiện nay cũng như trong tương lai. Trải qua thời gian, với những sản phẩm đồ gỗ nội thất độc đáo của mình, HAGL đã có những bước phát triển nhanh chóng, tự tin khẳng định vị thế trên thị trường. Khách hàng của Công ty là những nhà nhập khẩu có tên tuổi và rất khó tính, do vậy yêu cầu về chất lượng nguyên liệu, độ an toàn trong lao động, chăm lo cho đời sống người lao động và hàng loạt tiêu chuẩn quốc tế khác luôn được Công ty chú trọng kiểm định nghiêm ngặt. Cho đến thời điểm hiện nay, trong ngành chế biến gỗ Việt Nam, Công ty CP Gỗ HAGL luôn được đánh giá là doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh tốt, luôn giữ uy tín với khách hàng, đồng thời rất tích cực tham gia bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là nền tảng vững bền cho những cú đột phá ấn tượng của Công ty về sau này. - Sự biến động của thị trường gỗ : Hiện nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể, với mức tăng tối thiểu 8%/năm. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê Liên hiệp quốc (Comtrade Data), nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ của thị trường thế giới đã lên đến gần 200 tỉ đô la Mỹ năm 2002. Trong đó, nước nhập khẩu nhiều nhất là Mỹ, kế đến là Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản. Thị trường truyền thống như Mỹ đã tăng 15%, các nước EU tăng khoảng 8%. Doanh nghiệp XK đồ gỗ Việt Nam đã biết mở rộng thị trường, tiếp cận những thị trường được đánh giá là tiềm năng như Nga, Ấn Độ, Trung Đông… Theo số liệu từ Hải quan Việt Nam, trong quý 1 năm 2011, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam hầu như đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên tăng mạnh ở một số thị trường như Ấn Độ, Nga, Xingapore, Thổ Nhỹ Kỳ, Thụy Sỹ. Hiện cả nước có trên 3.000 cơ sở chế biến đồ gỗ, trong đó khoảng 50% là cơ sở chế biến gỗ quy mô nhỏ với những sản phẩm tiêu thụ nội địa hoặc gia công; trong đó, có 970 doanh nghiệp chuyên chế biến đồ gỗ xuất khẩu, hơn 400 doanh nghiệp FDI... Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam không ngừng được mở rộng, nếu như năm 2000 chỉ có mặt tại 50 quốc gia thì đến nay, sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Mỹ chiếm 38% tổng giá trị xuất khẩu; các nước thuộc khối EU chiếm 44%; Nhật Bản chiếm 12%. 2.3 Yếu tố hạ tầng và hậu cần 2.3.1 Yếu tố hạ tầng - Cơ sở kinh doanh, địa điểm Công ty CP HAGL có 5 nhà máy sản xuất gỗ với tổng diện tích 160.000 m2, 3.700 nhân viên, tổng công suất các nhà  máy vào khoảng 2000m3 gỗ tinh thành phẩm/năm: + Chi nhánh nhà máy gỗ xuất khẩu Hoàng Anh Gia lai. Địa chỉ: Xã Chư Hdrông, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai + Chi nhánh nhà máy gỗ nội thất Hoàng Anh Gia Lai Địa chỉ: Xã Chư Hdrông, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai + Chi nhánh nhà máy gỗ Hoàng Anh Quy Nhơn Địa chỉ: Khu công nghiệp Phú Tài, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định + Chi nhánh nhà máy gỗ Hoàng Anh Sài Gòn Địa chỉ: Lô E1 đường A, KCN Bình Chiểu, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP.HCM + Chi nhánh tại Lào - Hệ thống máy móc, nhà xưởng: + Máy móc thiết bị: Ở mỗi nhà máy gỗ đều được trang bị các loại máy chuyên dụng như Bào thẩm, Bào cuốn, Bào 2 mặt, Cắt tinh, Chà nhám, Phay, Đục, khoan rotơ….Và càng ngày càng được cải tiến. + Máy móc thiết bị truyền dẫn: Hệ thống xe chở gỗ, hệ thống xe đưa đón công nhân, đặc biệt ở mỗi nhà phân phối sản phẩm sẽ có hệ thống vận tải chuyên nghiệp được đồng bộ về kiểu dáng…đáp ứng toàn bộ quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. - Mạng lưới cửa hàng: Tại thị trường nội địa HAGL đang thực hiện chiến lược phân phối theo vùng, mỗi vùng (thị trường) có một nhà bán sỉ và mạng lưới bán lẻ. Hiện HAGL có 4 nhà phân phối sỉ tại các khu vực chính: miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam với hơn 70 cửa hàng, đại lý, showroom. Cụ thể ở Miền Nam có 24 cửa hàng, miền Trung có 25 cửa hàng, Tây Nguyên có 5 cửa hàng và Miền Bắc có 15 cửa hàng Ngoài ra Công ty còn mở các văn phòng đại diện được thiết lập tại một số nước nhằm tạo điều kiện giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận, giao dịch với Tập đoàn một cách thuận tiện, nhanh chóng nhất. Bên cạnh việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, Tập đoàn HAGL đang đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước bằng việc hình thành hệ thống siêu thị đồ gỗ với qui mô lớn tại 5 trung tâm đô thị Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. - Hạ tầng công nghệ thông tin: Website của tổng công ty gỗ và các công ty thành viên được liên kết với nhau nên cơ sở dữ liệu được đồng bộ hóa từ mua hàng, logistics, phân phối. Các loại sản phẩm của công ty đều được đưa lên website của các cửa hàng, đại lý, showroom để khách hàng có thể lựa chọn trực tiếp trên website. 2.3.2. Hậu cần - Quy trình sản xuất Quy trình sản xuất khép kín, chủ động đầu vào – đầu ra đem lại sức cạnh tranh đặc biệt cho sản phẩm của Hoàng Anh Gia Lai. - Nguyên liệu gỗ tròn- xẻ: Hoàng Anh Gia Lai đang sở hửu nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào từ Nam Lào, ngay sát biên giới Việt Nam. Đó là 300.000 m3 gỗ tròn thu từ khai hoang rừng trồng cao su cộng với số gỗ trị giá 15 triệu USD chính phủ Lào trả nợ cho Hoàng Anh Gia Lai, đây là số tiền CP Lào đã vay để xây dựng làng SEA Game năm 2009. Bằng việc chủ động nguồn gỗ hợp pháp, Hoàng Anh Gia Lai sẽ  hạ được giá thành sản xuất nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng sản phẩm, nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường. Nhà xưởng xẻ CD với khối lượng trên 20.000m3/năm đáp ứng tốt năng lực sản xuất của các nhà máy Gỗ thuộc Công Ty. - Ghép, tạo phôi: Gỗ sau khi được xẻ được ghép ván, tạo phôi chi tiết, bước đầu hình thành phôi thô từng chi tiết của mỗi sản phẩm. - Tẩm sấy: Chất lượng khép kín ngay từ đầu. Gỗ sau khi xẻ theo quy cách được đưa vào “Tẩm hóa chất ở nồi áp lực ”(bằng phương pháp phối hợp hóa học và vật lý). Công nghệ sấy hơi nước giữ cho chất liệu gỗ bền, đảm bảo tính cơ lý cho sản phẩm, hạn chế thấp nhất độ co giãn môi trường, tránh mối mọt, công vênh… khi đưa vào sử dụng. - Gỗ Veneer: Chất liệu đặc trưng của sản phẩm gỗ nội thất HAGL là veneer xoan đào. Công ty có 3 máy lạng veneer hiện đại và nhà xưởng cắt- may  với trên 300 công nhân chuyên sản xuất ở khâu veneer. - Định hình mẫu mã theo quy cách SP: Các chi tiết mẫu mã sản phẩm được định hình chuẩn tập trung tại nhà xưởng  sản xuất định hình của Nhà Máy với các thiết bị máy móc nhập khẩu từ Nhật. Đài Loan. - Lắp ráp cố định – Lưu kho bán thành phẩm: HAGL có một đội ngũ công nhân lành nghề, kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm đảm trách ở bộ phận lắp ráp. Sản phẩm sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh được kiểm tra chất lượng và nhập kho bán thành phẩm. - Hoàn thiện sản phẩm: Quy trình hoàn thiện sản phẩm được bắt đầu bằng công đoạn chà  nhám thô, nhám láng bóng- Sơn lót (làm nguội) nhiều lần cho đến khi bề mặt sản phẩm được xủa lý thật sự mịn, láng. Công đoạn chà nhám tinh và 10 dây chuyền sơn tĩnh điện hoạt động thường xuyên phục vụ hoàn thiện sản phẩm sơn của 4 nhà máy trong công ty. - Ráp giả - Đóng gói – lưu kho thành phẩm: Sau công đoạn sơn tinh hoàn thiện, một khâu không kém phần quan trọng quyết định từng độ chuẩn xác trong từng chi tiết của sản phẩm HAGL là kiểm tra  ráp hoàn thiện tưng sản phẩm sau khi sơn, là khâu cuối cùng trước khi chuyển sang bộ phận KCS (khiểm tra chất lượng) xác nhận đóng gói sản phẩm. - Quy trình, cách thức kinh doanh + Tại thị trường nội địa Hoàng Anh Gia Lai đang thực hiện chiến lược phân phối theo vùng mỗi vùng ( thị trường) có một nhà bán sỉ và mạng lưới bán lẻ. + Còn ở thị trường nước ngoài thì công ty thực hiện bán hàng thông qua những hợp đồng đã được kí kết. + Công ty có những chính sách xúc tiến hỗn hợp như quảng cáo, tham gia các hội chợ triễn lãm trong và ngoài nước, áp dụng các hình thức khuyến mãi, có đội ngũ marketing trực tiếp, gửi mẫu cataloge đến khách hàng mới. + Các dịch vụ sau bán hàng như vận chuyển sản phẩm đến tận nhà với đội ngũ xe chuyên dụng của từng Nhà máy, hướng dẫn sử dụng và lắp ráp. + Các phương thức thanh toán đa dạng, đặc biệt có nhiều phương thức thanh toán trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao dịch với khách hàng. Ngoài ra còn áp dụng các phương thức thanh toán linh hoạt như mua trả góp, mua trả chậm, mua số lượng lớn được hưởng giá chiết khấu… 2.4. Tài chính và chi phí: Theo dự báo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), năm 2011 nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam là rất lớn. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu gỗ của nước ta có thể đạt trên 4 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với năm 2010 và đang đặt ra kỳ vọng tăng đến con số 8 - 9 tỷ USD vào năm 2015. 2.4.1. Doanh thu: Trong năm 2010 công ty đã thực hiện được kết quả cụ thể sau: Sản xuất hàng gỗ xuất khẩu đạt 2528.4m3 tinh Sản xuất hàng gỗ nội thất đạt 5432.8m3 tinh Tổng doanh thu: 345912855368 đồng Ngoài ra, còn tận dụng nguồn củi sau khi sản xuất hàng xuất khẩu, mua gỗ vườn để ghép được 5117.6m3 ván các loại. - Nguyên liệu chủ yếu của Nhà máy là gỗ. Ở trong nước nguồn nguyên liệu này bị hạn chế do chính sách bảo vệ rừng của Chính phủ, do đó gỗ thường được mua từ những nước như Lào, Indonexia, Malayxia, New Zealand, Đức… với số lượng lớn còn trong nước chỉ chiếm một số ít. - Sản phẩm của Nhà máy một phần được tiêu thụ trong nước thông qua các hợp đồng của các tổ chức đơn vị, các cá nhân thầu xây dựng, nhà hàng, khách sạn, trường học…còn phần lớn là xuất khẩu sang các nước như Anh, Hà Lan, Đức, Bungary, Ireland, Mỹ và các nước Đông Âu. Như vậy nhìn chung thị trường mục tiêu của Nhà máy là thị trường Châu Âu, đây là thị trường khó tính về chất lượng cũng như mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm. Việc lựa chọn thị trường này đối với Nhà máy là một hướng đi táo bạo, nó đòi hỏi Nhà máy phải luôn đổi mới cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng. Hiện nay Nhà máy cũng đang dần gia tăng thị phần trong

Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai được thành lập ngày 13/9/2018. Nhận thức được lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và dư địa cho phát triển (như phân tích ở phần dưới), sản phẩm nông sản và thực phẩm là nhu cầu thiết yếu nên Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai đã lựa chọn lĩnh vực Nông nghiệp là ngành nghề kinh doanh cốt lõi cho định hướng phát triển của mình. Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai có chiến lược phát triển lâu dài và bền vững với ngành Nông nghiệp Việt Nam. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai là từng bước tham gia vào chuỗi giá trị của ngành Nông nghiệp và Thực phẩm ở các khâu Phát triển thị trường-->Chế biến-->Trồng trọt & Chăn nuôi-->Phân phối (NỘI ĐỊA VÀ XUẤT KHẨU).

Định hướng chiến lược trong giai đoạn 5 năm đầu phát triển (2018-2023), Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai sẽ tập trung vào lĩnh vực Nông nghiệp ở 02 khâu chính là: Phát triển thị trường - Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu thông qua các dự án trồng trọt giá trị cao. Kế hoạch từ năm 2024 trở đi, Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai sẽ phát triển lĩnh vực chế biến nông sản cao cấp và đồng thời phát triển hệ thống phân phối nông sản và thực phẩm chuyên biệt. - Công tác xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường: Đây  sẽ là điểm nổi bật và là thế mạnh của Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai, với kinh nghiệm ngoại thương và năng lực quan hệ quốc tế đã được trải nghiệm trước đó của Ban Lãnh đạo Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai và Ban Xuất Nhập Khẩu, Công ty sẽ đẩy mạnh công tác phát triển thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng nông sản của Công ty. - Công tác xây dựng cơ sở vật chất cho kinh doanh: Đến nay, Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai  đã xây dựng được cơ sở sản xuất và chế biến nông sản tương đối lớn đảm bảo cho công suất kinh doanh khả dụng đáp ứng cho chiến lược phát triển của 10 năm tiếp theo, với mục tiêu doanh thu khả dụng ở mức 10.000 tỷ đồng vào năm 2025. Các cơ sở sản xuất đã xây dựng được gồm (1) 04 tổ hợp Chế biến và thu mua Nông sản với công suất sản xuất thiết kế có thể đạt doanh thu khả dụng ở mức khoảng 6.000 tỷ đồng/năm cho hai mặt hàng hồ tiêu và cafe xuất khẩu. - Trồng trọt phát triển vùng nguyên liệu: Quỹ đất 2000 ha ở Tây Nguyên để phát triển vùng nguyên liệu trồng cây cà phê và các loại cây giá trị cao có thể đem lại doanh thu khả dụng khoảng 1.500 tỷ đồng/năm. Nông nghiệp Việt Nam là một ngành có lợi thế Quốc gia của Việt Nam. Ngoài điều kiện thiên nhiên ưu đãi như thổ nhưỡng và khí hậu, nước ta có một lực lượng lao động đông đảo chiếm đến 70% dân số. Theo tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), Việt Nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng rất thuận lợi cho phát triển Nông nghiệp. Ngoài 03 vùng chính có điều kiện phát triển trồng trọt thuận lợi vào bậc nhất thế giới như đồng bằng châu thổ Sông Hồng, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long (Mekong) và Tây Nguyên, cộng với bờ biển dài hơn 3000km và trên 5 triệu ha rừng sản xuất thì Việt Nam có thể trở thành nồi cơm của thế giới và là nơi có thể cung cấp các sản phẩm Nông-Lâm-Hải sản đủ cho cả một Châu Lục lớn nếu nước ta có đầu tư thích đáng cho lĩnh vực này. Thực tiễn cho thấy, mặc dù diện tích nước ta không vào top đầu thế giới như một số nước, nhưng Việt Nam đã có đến 08 mặt hàng nông, lâm, hải sản xuất khẩu đứng thứ nhất, nhì của thế giới. Việc canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển lâm nghiệp ở Việt Nam được coi là rất thuận lợi do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, không như hầu hết các nước có điều kiện khí hậu hàn đới như Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... hay các nước có khí hậu khô, sa mạc như Trung Đông, Châu Phi... thì điều kiện canh tác và nuôi trồng là khó khăn và tốn kém hơn.   Tuy nhiên, do chưa được đầu tư và quan tâm thích đáng, nên ngành nông nghiệp Việt Nam còn rất nhiều hạn chế như quy mô trồng trọt manh mún, công nghệ giống chưa phát triển, công nghệ sau thu hoạch chưa tốt, công nghệ chế biến chưa cao, chất lượng sản phẩm mới ở mức trung bình, hệ thống logistics còn kém, năng lực xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu còn hạn chế. Tất cả các hạn chế nêu trên dẫn đến giá trị gia tăng cho sản phẩm nông-lâm-hải sản của Việt Nam còn thấp. Tuy nhiên, nếu xét về mặt ngược lại-từ góc nhìn của kinh doanh thì những tồn đọng nêu trên lại là các cơ hội và dư địa to lớn cho các nhà đầu tư tham ra vào lĩnh vững nông nghiệp nhằm đem lại giá trị gia tăng cho chính mình và cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Về góc độ vĩ mô, Chính phủ Việt Nam và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã nhận thức được các tồn tại và hạn chế của ngành nông nghiệp nên đã có quyết tâm tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm phát huy tiềm năng thực sự cho ngành nông nghiệp, tạo cơ hội cho doanh nghiệp đồng hành cùng nông dân tham gia sâu vào chuỗi giá trị trong nông nghiệp. 03 điểm chính trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà Chính phủ Việt Nam đang tích cực theo đuổi như sau: - Tái cơ cấu quy mô sản xuất theo hướng tích tụ ruộng đất nhằm đạt quy mô công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận quỹ đất thông qua giao đất trực tiếp hoặc liên kết với nông dân. (Đây là điểm then chốt cho khả năng phát triển hơn nữa của ngành nông nghiệp Việt Nam, chỉ có tích tụ ruộng đất ở quy mô lớn thì mới có thể phát triển nông nghiệp ở quy mô công nghiệp. Chỉ có ở quy mô công nghiệp thì mới có thể ứng dụng triệt để khoa học và công nghệ vào trồng trọt, chế biến và giảm chi phí logistics. Làm được điều này thì mới hạ được giá thành, kiểm soát được chất lượng, nâng cao được giá trị và năng lực cạnh tranh cho hàng hóa. Thời điểm hiện nay là rất phù hợp cho tái cơ cấu ruộng đất, sứ mệnh lịch sử của việc chia nhỏ ruộng đất đã hoàn thành và lỗi thời, vì mô hình này không đem lại hiệu quả, kém sức cạnh tranh và không sản xuất được hàng hóa thương phẩm. Thực tế như hiện nay chúng ta thấy, nông dân một số nơi đã tự bỏ ruộng do trồng trọt ở quy mô nhỏ lẻ không có hiệu quả).   - Thiết lập hành lang pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa 04 nhà trong nông nghiệp (Nhà nước-Nhà nông-Nhà khoa học-Nhà kinh doanh). "Đây cũng là một điểm qua trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nếu chúng ta không có thiết chế đảm bảo an toàn cho nhà kinh doanh thì họ không thể đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt như giống và vật tư cho nông dân. Thực tế trước đây đã thấy, rất ít doanh nghiệp chấp nhận đầu tư cho nông dân do chưa có hành lang pháp lý hoàn chỉnh để bảo vệ doanh nghiệp nếu trong trường hợp nông dân không giao, bán sản phẩm lại cho doanh nghiệp như cam kết. Chính vì vậy, xu hướng cho đến nay là Doanh nghiệp tự tiếp cận và phát triển quỹ đất trồng nguyên liệu của riêng mình, điều này dẫn đến hạn chế về quy mô sản xuất". * Ban hành các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho nhà đầu tư và hỗ trợ nông nghiệp. (Lĩnh vực nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của xã hội và quốc kế dân sinh đối với Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Chính vì vậy, hầu hết các nước đều có các chính sách hỗ trợ rất lớn cho nông nghiệp, kể cả các nước có nền kinh tế đã phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc... Ở Việt Nam thì lĩnh vực nông nghiệp lại càng quan trọng hơn, do có đến 70% dân số đang làm nghề nông).   Tiềm năng cho các Doanh nghiệp Việt Nam tham ra vào lĩnh vực Nông nghiệp: Như đã nêu ở trên, do nông nghiệp Viêt Nam mới phát triển ở mức còn cơ bản do chưa có đầu tư thích đáng nên còn nhiều tiềm năng và dư địa rất lớn cho các doanh nghiệp có thể đầu tư khai thác giá trị gia tăng từ ngành này trong hầu hết các khâu từ công nghệ giống... đến phân phối sản phẩm. Tiềm năng của chuỗi giá trị trong nông nghiệp có thể liệt kê ra như sau: 1- Tham gia vào nghiên cứu công nghệ giống: Công nghệ giống là điểm còn yếu của Việt Nam, nước Thái Lan đã rất thành công trong lĩnh vực phát triển công nghệ giống. Giá trị cao nhất trong chuỗi sản xuất nông nghiệp là khâu giống, ở Việt Nam chúng ta đã thấy vài công ty đã và đang gặt hái được thành công trong lĩnh vực này như Công ty Giống Thái Bình, Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang (nay là Tập đoàn Lộc Trời)... Hiện Việt Nam đang hội nhập sâu dần vào nền kinh tế thế giới, nên việc chuyển giao và hợp tác phát triển công nghệ giống là cơ hội các doanh nghiệp Việt phát triển. 2- Tham gia vào sản xuất vật tư nông nghiệp: Phân bón, thuốc trừ sâu sinh học, máy móc sản xuất, công nghệ chăm sóc vật nuôi cây trồng... còn phát triển yếu của Việt Nam. Đây là khoảng trống rất lớn mà các Doanh nghiệp Việt có thể tham gia để tự chủ các sản phẩm do Việt Nam sản xuất. Thực trạng thì chúng ta đã có những sản phẩm nội địa có chất lượng tương đối tốt như thuốc trừ sâu sinh học, phân bón vi sinh, hệ thống tưới nước tự động... Nhưng khâu yếu của các doanh nghiệp Việt là quy mô đầu tư, hệ thống kiểm soát chất lượng và đặc biệt là khâu quảng bá và phát triển thương hiệu. 3- Tham gia vào lĩnh vực trồng trọt: Lĩnh vực này có thể đem đến cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt. Chủ trương tái cơ cấu  Nông nghiệp của Chính phủ như tích tụ quỹ đất và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn đất để triển khai trồng trọt nông, lâm, hải sản ở quy mô công nghiệp đang dần hiện hữu. Nếu trồng trọt ở quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và áp dụng logistics hiện đại thì sẽ đem giá trị gia tăng rất cao từ lĩnh vực trồng trọt. Vd: nếu trồng lúa ở quy mô 100 ha trở lên thì giá thành lúa thường ở mức 3.500đ-4.000đ/kg, trong khi hiện tại nông dân ở Miền Bắc trồng lúa với giá thành lên đến 5.200đ-5.400đ/kg. Nếu so với giá thị trường hiện tại thì chỉ riêng ngành trồng lúa ở quy mô công nghiệp có thể có lợi nhuận khoảng 40% (lúa có thể trồng 1 năm 2 vụ). Chúng ta thấy người nông dân trồng cây cam, quýt, bưởi, hồ tiêu, cacao, bơ..., ở quy mô nhỏ lẻ, đã có lợi nhuận từ 500 triệu đến 1,5 tỷ đồng/ha. Hiện nay nhu cầu cho rau, củ, quả, thịt, cá... sạch là vấn đề bức xúc với 90 triệu dân Việt, hiện người Việt đã nhận thức được vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nên cơ hội cho các doanh nghiệp có đầu tư nghiêm túc phát triển và phân phối các sản phẩm sạch có giá trị gia tăng và lợi nhuận là rất cao. 4- Tham gia vào lĩnh vực chế biến sâu: Các sản phẩm nông, lâm, hải sản của Việt Nam cơ bản vẫn ở dạng thô hay tiêu chuẩn, đồng thời các hệ thống chế biến nông, lâm, hải sản của các doanh nghiệp Việt còn ở mức có hàm lượng công nghệ trung bình nên sản phẩm đầu ra có chất lượng chưa cao, dẫn đến giá trị gia tăng thấp. Chiến lược các doanh nghiệp Việt cần phải chú trọng đầu tư vào công nghệ chế biến sâu hơn, ưu tiên hơn về chất lượng nhằm tạo giá trị gia tăng cao. Ví dụ: Hai người Pháp vừa qua đã thành công trên đất Việt trong việc phát triển thương hiệu riêng cho sản phẩm kẹo sô cô la từ nguyên liệu cacao của Việt Nam, với chất lượng hảo hạng của nguyên liệu Việt họ đã có thương hiệu kẹo sô cô la tốt nhất thế giới với giá bán đắt gấp 8 lần sô cô la cùng loại tại các thị trường Âu, Mỹ... Chúng ta không thiếu các loại nguyên liệu tốt như caocao, hồ tiêu, hạt điều, bơ..., vấn đề còn lại là kỹ thuật và công nghệ chế biến. 5- Tham gia vào lĩnh vực logistics: Khâu này đóng vai trò vô cùng quan trọng cho mảng phân phối, các khâu bảo quản, tăng tiến độ giao hàng, giảm giá thành vận tải... Chúng ta vẫn thấy vắng bóng ở Việt Nam một hệ thống logistics hiệu quả cho nông sản, hải sản và thực phẩm. 6- Tham gia vào lĩnh vực đóng gói sản phẩm và phát triển thương hiệu: Đây cũng có lẽ là khâu mà còn rất nhiều cơ hội để làm, chúng ta thấy đến phân nửa sản phẩm nông, lâm, hải sản chỉ cần có công nghệ đóng gói, bảo quản rồi làm thương hiệu tốt đã có thể tạo thêm giá trị gia tăng. 7- Tham gia vào lĩnh vực phân phối sản phẩm và phát triển thị trường xuất khẩu: Một vài sản phẩm như gạo, đồ khô, thịt, rau quả sạch... cũng có thể phát triển thành một chuỗi phân phối. Ở nước ta vắng bóng các hệ thống phân phối chuyên biệt cho thực phẩm, nông sản, hoa quả... nên vắng bóng các thương hiệu đủ ở quy mô và thương hiệu cho người tiêu dùng tìm đến và lựa trọn. Tiềm năng thị trường đầu ra cho ngành Nông nghiệp Việt: Ngoài các tiềm năng chuỗi của ngành nông nghiệp nêu trên chúng ta phải kể đến tiềm năng về thị trường cho ngành nông sản và thực phẩm của Việt Nam. Chúng tôi thấy vấn đề thị trường không phải là điểm cần lo lắng cho Việt Nam, nếu chúng ta có hệ thống sản phẩm chất lượng tốt và năng lực cung ứng ổn định thì cơ hội đầu ra cho ngành nông sản Việt là rất tiềm năng nếu xét đến nhu cầu của thế giới đối với các mặt hàng nông sản thuộc thế mạnh của Việt Nam và một thị trường nội địa đến 90 triệu dân. Chúng ta có thị trường khổng lồ bên cạnh là nước Trung Quốc, theo đánh giá của FAO thì trong tương lai gần Trung Quốc là nước có nguy cơ thiếu trầm trọng về lương thực, thực phẩm, nông sản... Nước Nhật có nguy cơ già hóa dân số và đặc biệt thiếu lực lượng lao động trong ngành sản xuất nông nghiệp nên đã có kế hoạch đầu tư phát triển trồng trọt nông nghiệp ở Việt Nam để đảm bảo cho nhu cầu của họ. Ngoài ra, cơ hội thị trường cho nông, lâm, hải sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng khi gần đây nước ta tích cực tham gia vào rất nhiều hiệp định thương mại tự do FTA Việt Nam-EU, FTA Việt Nam-Hàn Quốc, hiệp định EAEC và có thể là CPTPP. Thị trường thuộc các hiệp định thương mại tự do nêu trên mà Việt Nam vừa tham ra đều có tính bổ sung nhu cầu các sản phẩm Nông nghiệp thuộc thế mạnh của Việt Nam như Nông sản (hồ tiêu, cafe, cacao, hạt điều, gia vị, tinh bột sắn, gạo, hoa quả nhiệt đới, nguyên liệu dược..), hải sản, đồ gỗ.  Ngoài ra còn phải nói đến thị trường nội địa đầy tiềm năng cho 90 triệu dân đối với các mặt hàng nông sản, lương thực và thực phẩm. Chúng ta đều thấy thị trường trong nước có xu hướng cần các mặt hàng này ở chất lượng cao hơn, an toàn vệ sinh thực phẩm, có mẫu mã thương phẩm tốt... Đây là cơ hội rất lớn cho các Doanh nghiệp Việt nếu có chiến lược nghiêm túc khai thác thị trường nội địa. Với nhận thức và đánh giá nêu trên, chúng tôi thấy chỉ có ngành Nông nghiệp mới đem đến thịnh vượng cho người dân và Doanh nghiệp Việt Nam. Nếu làm công trong các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, dệt may... thì chỉ có thể thu nhập đến chục triệu/tháng/công nhân, nhưng nếu biết phát triển nông nghiệp thì 1ha đất có thể đem lại lợi nhuận vài trăm triệu đến cả tỷ đồng/hộ dân. Nhận thức được các cơ hội nêu trên, trong những năm gần đây cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, tích cực đầu tư vào lĩnh vực Nông nghiệp và Thực phẩm như VINGroup, Massan, Hòa Phát, Himlam... ngoài các Doanh nghiệp đã thành công trước đó như VINAMILK, VISAN, CAFE Biên Hòa, Tập đoàn Lộc Trời, Trung Nguyên...

Với quyết tâm, kinh nghiệm và đam mê, Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai đang triển khai từng bước chiến lược đầu tư lâu dài và bền vững vào lĩnh vực Nông nghiệp, phấn đấu mục tiêu trở thành một Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Nông nghiệp vào năm 2025, một Doanh nghiệp Nông nghiệp tầm cỡ của khu vực vào năm 2030 và một Doanh nghiệp đem lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng Việt Nam.