Ngày 28/12/2012, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị quyết số 89 về việc thành lập thị xã Bình Minh trực thuộc tỉnh Vĩnh Long và điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Bình Minh.

Giới thiệu thị xã Thuận An – Tỉnh Bình Dương

Đối với các định nghĩa khác, xem Thuận An (định hướng). Bản Đồ Địa lý Thị Xã Thuận An, Bình Dương

Tọa độ: 10°54′18″B 106°41′58″ĐTọa độ: 10°54′18″B 106°41′58″Đ Diện tích 83,69 km2 Dân số (2016) Tổng cộng ~500.000 người Mật độ 5245 người/km2 Dân tộc Kinh Vị trí TX. Thuận An trên bản đồ Việt Nam Hành chính Quốc gia Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam Vùng Đông Nam Bộ Tỉnh Bình Dương Thành lập 11 tháng 3 năm 1977 (thành lập huyện) 13 tháng 1 năm 2011 (thành lập thị xã) Phân chia hành chính 9 phường và 1 xã Mã hành chính 725 Website Thị xã Thuận An

bản đồ thị xã thuận an bình dương

Thuận An là một thị xã thuộc tỉnh Bình Dương, nằm giữa thành phố Thủ Dầu Một và Thành phố Hồ Chí Minh. Thị xã Thuận An được thành lập vào ngày 13 tháng 1 năm 2011, hiện được xếp là đô thị loại III theo tiêu chuẩn đô thị tại Việt Nam.

Thị xã Thuận An nằm ở phía Nam của tỉnh Bình Dương:

Phía Đông giáp thị xã Dĩ An. Phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Phía Tây giáp quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Phía Nam giáp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Thị xã Thuận An có 10 đơn vị hành chính trong đó bao gồm 9 phường: An Phú, An Thạnh, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Bình Nhâm, Hưng Định, Lái Thiêu, Thuận Giao, Vĩnh Phú và 1 xã An Sơn. Trong đó 2 phường Lái Thiêu và An Thạnh được xem là 2 trung tâm dân cư và thương mại lâu đời nhất tại Thuận An từ đời vua Minh Mạng.

Năm 1926, thực dân Pháp thành lập quận Lái Thiêu thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Thời Việt Nam Cộng hòa, quận Lái Thiêu thuộc tỉnh Bình Dương. Về phía chính quyền cách mạng, huyện Lái Thiêu thuộc tỉnh Bình Dương.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 55-CP hợp nhất huyện Lái Thiêu với huyện Dĩ An thành huyện Thuận An thuộc tỉnh Sông Bé.

Khi hợp nhất, huyện Thuận An có 14 xã: An Bình, An Phú, An Sơn, An Thạnh, Bình An, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Đông Hòa, Hưng Định, Lái Thiêu, Tân Bình, Tân Đông Hiệp, Thuận Giao, Vĩnh Phú.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chuyển xã An Bình thành thị trấn Dĩ An; chuyển xã An Thạnh thành thị trấn An Thạnh; chia xã Lái Thiêu thành thị trấn Lái Thiêu và xã Bình Nhâm.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Sông Bé tách thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, huyện Thuận An trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Đến cuối năm 1998, huyện Thuận An có 3 thị trấn: Lái Thiêu (huyện lị), An Thạnh, Dĩ An và 12 xã: An Phú, An Sơn, Bình An, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Bình Nhâm, Đông Hòa, Hưng Định, Tân Bình, Tân Đông Hiệp, Thuận Giao, Vĩnh Phú.

Ngày 23 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/1999/NĐ-CP, chia tách huyện Thuận An thành huyện Thuận An và huyện Dĩ An. Huyện Thuận An với 10 đơn vị hành chính gồm 8 xã: Vĩnh Phú, Bình Hòa, Thuận Giao, Bình Chuẩn, An Phú, Bình Nhâm, Hưng Định, An Sơn và 2 thị trấn: Lái Thiêu, An Thạnh, 56 khu phố (ấp), với dân số 108.505 người. Địa bàn huyện Thuận An lúc này chính là địa bàn huyện Lái Thiêu trước đây.

Ngày 13 tháng 1 năm 2011, theo Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ, thị xã Thuận An được thành lập với 10 đơn vị hành chính gồm 07 phường và 03 xã, diện tích tự nhiên 84,26 km2, dân số 382.034 người.

Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP của Chính phủ, thành lập thêm 2 phường Bình Nhâm và Hưng Định[5]. Thị xã Thuận An gồm 9 phường, 1 xã.

Ngày 27 tháng 4 năm 2017, thị xã Thuận An được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương.

GDP tăng bình quân của Thuận An đạt khoảng 18,5%/năm. Lĩnh vực kinh tế chuyển biến tích cực theo cơ cấu công nghiệp, dịch vụ- thương mại, nông nghiệp năm 2011, tỷ lệ công nghiệp 73,35%, dịch vụ 26,29% và nông lâm nghiệp 0,36%.

Toàn thị xã hiện có 03 khu công nghiệp và 02 cụm công nghiệp tập trung, thu hút 2.368 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong đó, số doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 400 doanh nghiệp.

Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Thuận An:

Khu công nghiệp: VSIP 1 (Việt Nam – Singapore 1), Việt Hương, Đồng An. Cụm công nghiệp: An Phú, An Thạnh. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Thuận An đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị An Phú Hưng, khu đô thị An Thạnh, khu đô thị Eco Xuân Lái Thiêu, khu đô thị The Seasons Lái Thiêu, khu đô thị Vĩnh Phú I…

Bất động sản bình dương – Viết từ vi.wikipedia

Qua khảo sát về công tác phòng, chống sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo rà soát, quan tâm cân đối, bố trí nguồn lực từng bước đầu tư khắc phục các đoạn bờ sông, khu vực đô thị đã sạt lở trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương… Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản đất, cát trên các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn; kiên quyết xử lý các vi phạm ảnh hưởng sạt lở bờ sông.

Hệ thống đang kiểm tra truy cập của bạn.

Trình duyệt của bạn xẽ được chuyển sang trang đích trong vòng vài giây tới.

Vui lòng đợi trong giây lát!...

Theo đó, TX.Bình Minh được thành lập trên cơ sở toàn bộ 9.363 ha diện tích tự nhiên và 95.282 nhân khẩu của H.Bình Minh.

Sau khi điều chỉnh địa giới để thành lập các phường mới, TX.Bình Minh có 3 phường (Cái Vồn, Đông Thuận, Thành Phước), 5 xã (Đông Bình, Đông Thành, Đông Thạnh, Mỹ Hòa, Thuận An).

Như vậy tỉnh Vĩnh Long (rộng 150.490 ha, 1.028.550 nhân khẩu) hiện có 8 đơn vị hành chính: TP.Vĩnh Long (trung tâm tỉnh lỵ), TX.Bình Minh và các huyện: Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm.

Phước Long là một thị xã thuộc tỉnh Bình Phước, Việt Nam.

Thị xã Phước Long nằm ở đông bắc tỉnh Bình Phước, cách thành phố Đồng Xoài khoảng 40 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 145 km, có vị trí địa lý:

Thị xã Phước Long có diện tích 118,83 km², dân số năm 2019 là 54.160 người,[2] quy đổi tương đương 81.200 người.

Hiện nay, thị xã Phước Long giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và là trung tâm thương mại dịch vụ phía bắc tỉnh Bình Phước. Là 1 trong 4 đô thị trọng điểm của tỉnh cùng thành phố Đồng Xoài, thị xã Bình Long và thị xã Chơn Thành.

Toàn bộ diện tích Thị xã Phước Long nằm trên thềm địa chất phun trào mắc ma xâm thực lộ thiên vào kỷ Kanozoi cùng với 2 nơi khác là thị xã Bình Long và thị trấn Lộc Ninh, địa hình Phước Long thuộc miền núi thấp chuyển tiếp lên cao nguyên có địa hình dốc và bị chia cắt mạnh mẽ với nhiều dãy đồi đất đỏ bazan uốn lượn tiếp nối những dãy đồi bazan là vùng đất trũng mạnh như thung lũng, bưng, bàu. Nghiêng dần từ đông bắc sang tây nam, độ cao dao động từ khoảng 110m – 263m. Cao tuyệt đối là núi Bà Rá 736m. Có 3 dạng chính như sau:

Thị xã Phước Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, ít gió bão, có nền nhiệt cao điều quanh năm trung bình khoảng 26 – 27 °C,

Giống như các vùng khác ở Nam bộ. Thị xã Phước Long có mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10 giảm nhanh vào tháng 11, Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, lượng mưa khá dồi dào trung bình khoảng 2.700 mm.

Thị xã Phước Long có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 5 phường: Long Phước, Long Thủy, Phước Bình, Sơn Giang, Thác Mơ và 2 xã: Long Giang, Phước Tín. Trung tâm hành chính thị xã đặt tại phường Long Phước.

Thị xã Phước Long trước năm 1956 là một phần của quận Bà Rá, nguyên thuộc tỉnh Biên Hòa xưa kia.[cần dẫn nguồn]

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Sài Gòn (Việt Nam Cộng hòa) chia tỉnh Biên Hòa chia thành 3 tỉnh: Biên Hòa, Long Khánh, Phước Long (có thêm phần đất của tỉnh Thủ Dầu Một). Thị xã Phước Long khi đó có tên là "Phước Bình", là tỉnh lỵ tỉnh Phước Long, về mặt hành chính thuộc xã Sơn Giang, quận Phước Bình.

Sau ngày đất nước thống nhất, trào lưu hợp nhất các tỉnh diễn ra khắp cả nước, thị xã Phước Bình bị giải thể, xã Sơn Giang đóng vai trò huyện lỵ của huyện Phước Long, tỉnh Sông Bé trong giai đoạn 1975-1994.[4]

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, xã Sơn Giang được chia thành 2 đơn vị hành chính là thị trấn Thác Mơ và xã Sơn Giang; xã Phước Bình cũng chia làm 2 đơn vị hành chính là thị trấn Phước Bình và xã Bình Phước (từ năm 2007, xã Bình Phước được tách thành 2 xã Bình Sơn và Bình Tân[5], sau thuộc huyện Bù Gia Mập và đến năm 2015 chuyển sang thuộc huyện Phú Riềng[6]). 2 thị trấn Phước Bình và Thác Mơ chính là tiền thân của thị xã Phước Long ngày nay.[7]

Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về việc thành lập thị xã Phước Long và các phường thuộc thị xã Phước Long[8]. Theo đó:

Sau khi thành lập, thị xã Phước Long có 11.883,93 ha diện tích tự nhiên và 50.019 người với 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường và 2 xã.

Trung tâm hành chính thị xã ban đầu đặt tại phường Long Thủy, đến năm 2017 được dời ra khu trung tâm hành chính và đô thị mới đặt tại phường Long Phước.

Thị xã Phước Long là trung tâm mua bán, trao đổi hàng hóa, chế biến nông sản,... của các khu vực lân cận ở tỉnh Bình Phước.

Hằng năm nhân kỷ niệm ngày giải phóng Phước Long 6/1, nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ được tổ chức tại thị xã Phước Long như lễ hội ẩm thực, bắn pháo hoa, ca múa nhạc,... và đặc biệt giải vô địch việt dã leo núi "chinh phục đỉnh cao Bà Rá" được tổ chức hằng năm tại thị xã Phước Long. Giải đã thu hút nhiều vận động viên tham gia, trong đó đông nhất là các vận động viên của thị xã. Đây là động lực giúp phong trào rèn luyện thể dục - thể thao phát triển mạnh trên địa bàn thị xã, ngoài việc nhằm nâng cao sức khỏe cho nhân dân còn là để quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người của thị xã đến với đông đảo công chúng trong cả nước.

Theo lời của nhân dân địa phương, năm 1943 miếu được xây dựng để tưởng nhớ các tù chính trị bị chôn sống ở gốc cây cầy hiện nay, miếu do những tù nhân chính trị ở nhà tù Bà Rá bí mật xây dựng và làm bài vị thờ tượng trưng có ghi 4 chữ Hán " Chúa xứ nương nương" nhằm che mắt bọn tay sai nên đặt tên là miếu Bà để cho bọn thực dân công nhận ngôi miếu này.

Năm 1956-1957 tỉnh Phước Long được thành lập, một số người dân đã tiến hành dời miếu lên sát đường lộ (cách nơi cũ 500 mét) để bà con tiện đi lại thờ cúng, và cũng từ lúc này Miếu Bà mới có 3 bức tượng thờ. Miếu Bà Rá là một công trình kiến trúc tín ngưỡng dân gian, nằm trong quần thể di tích lịch sử Bà Rá đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, nó không chỉ là nơi thờ cúng tín ngưỡng của nhân dân mà còn là một trong những chứng tích về sự xâm lược của thực dân Pháp trên vùng đất Phước Long..

Hàng năm vào ngày mùng 1,2,3,4/3 âm lịch, đông đảo khách thập phương trong và ngoài tỉnh hành hương về đây để " Vía Bà".

- Ngày mùng 1/3 âm lịch, Ban tổ chức tiến hành làm lễ thay y phục, tắm tượng đến 12 giờ đêm cùng ngày làm lễ rước Bà về.

- Ngày mùng 2, tối làm lễ tế Bà khoảng 1 giờ đồng hồ, sau đó để khách hành hương vào làm lễ dâng hương, lễ Bà và xin lộc.

- Ngày mùng 3 tiếp tục khách thập phương dâng lễ.

- Ngày mùng 4/3 âm lịch, Ban tổ chức làm lễ tạ Bà vào buổi trưa, kết thúc lễ hội.

Miếu Bà là một trong những di tích lịch sử minh chứng về sự xâm lược của thực dân Pháp, nằm trong các chứng tích khác như: Hàng Điệp, vườn cây lưu niệm Nguyễn Thị Định, Sân bay Phước Bình nơi đồng chí Nguyễn Thành Trung năm 1975 thực hiện phi vụ ném bom dinh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và lái chiếc F5 đáp xuống sân bay Phước Bình vùng Cách mạng an toàn.

Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15-3-1920, tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà tham gia hoạt động cách mạng từ năm 16 tuổi. Năm 1940, bà tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ, nhưng cuộc khởi nghĩa thất bại, bà bị giặc Pháp bắt và đưa về giam cầm tại Nhà tù Bà Rá. Trong những tháng ngày ở Nhà tù Bà Rá, bà đã trồng một vườn cây ăn trái với nhiều loại cây như: khế, vú sữa, ổi... Hiện nay, vườn cây vẫn còn lại hai cây khế và hai cây vú sữa. Di tích vườn cây lưu niệm bà Nguyễn Thị Định ở phường Sơn Giang, thị xã Phước Long. Vườn cây lưu niệm là một trong số ít di tích gắn liền với tên tuổi bà Nguyễn Thị Định được giữ lại khá nguyên vẹn. Di tích này ghi dấu một giai đoạn trong quá trình hoạt động cách mạng của bà, giai đoạn bà bị cầm tù ở Nhà tù Bà Rá (1940 - 1943). Mặc dù Nhà tù Bà Rá với điều kiện giam cầm khắc nghiệt, gian khổ, nhưng bà vẫn kiên trung vượt qua để sống và tiếp tục cống hiến cho sứ mệnh giải phóng dân tộc. Năm 1965, bà được phong quân hàm Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam và được giao giữ chức Phó Tổng Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam đến năm 1975. Suốt cuộc đời, bà đã tham gia hoạt động cách mạng, góp phần giành lại tự do cho dân tộc. Sau khi đất nước hòa bình, bà được Đảng và Nhà nước giao nhiều chức vụ quan trọng. Hai cây vú sữa và hai cây khế do bà Nguyễn Thị Định trồng năm xưa giờ vẫn xanh tốt, tán lá sum suê, hằng năm vẫn đơm hoa kết trái và đứng sừng sững như tinh thần bất khuất, kiên trung của vị nữ tướng anh hùng Nguyễn Thị Định. Vườn cây lưu niệm bà Nguyễn Thị Định đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh vào ngày 15-12-2004.

Trên địa bàn thị xã Phước Long có 01 sông lớn chạy qua là Sông Bé. Sông Bé chảy dọc phía bắc của thị xã uốn quanh phía bắc chân núi Bà Rá, đoạn chảy qua thị xã Phước Long lòng sông nhỏ hẹp, lòng sông rộng trung bình 30 - 50m, Chiều sâu trung bình của sông từ 7 - 20m, hai vách bờ dựng đứng, nhiều thác ghềnh.

Sông Bé đoạn chảy qua thị xã Phước Long trước kia nước chảy rất xiết, nhưng từ ngày sông Bé bị chặn dòng để làm hồ thủy điện Thác Mơ khiến dòng chảy của sông bị thay đổi, đoạn sông dài từ chỗ bị chặn dòng đến cửa xả nhà máy thủy điện Thác Mơ gần như không còn nước chảy bề mặt trơ sỏi đá, có thể đi bộ dưới lòng sông, khiến nhiều người nhầm tưởng đoạn sông này là dòng suối. Đoạn sông này có Thác Mẹ xưa kia rất hùng vĩ, nay cạn kiệt vào mùa khô và chỉ róc rách chảy vào mùa mưa, từ Thác Mẹ xuôi theo sông Bé khoảng 1 km sẽ gặp địa danh Suối Đá, sở dĩ có cái tên như vậy là lòng sông trơ rất nhiều sỏi đá và nước chảy rất yếu.

Đoạn Sông Bé chảy qua thị xã Phước Long có 2 cây cầu đó là cầu Đắk Lung và cầu Thác Mẹ giúp kết nối các xã ở khu vực lân cận với thị xã Phước Long.

Núi Bà Rá nằm ở phường Sơn Giang, thị xã Phước Long. Đây là một trong ba ngọn núi cao nhất vùng Nam Bộ. Núi cao 733 m, dưới chân núi có hệ thống cáp treo được thiết kế, xây dựng với tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại, độ an toàn cao, trong thoáng chốc du khách đã tới đỉnh núi để có thể nhìn thấy cả một khu vực rộng lớn, bao gồm phường Thác Mơ xinh đẹp, toàn hồ Long Thủy, hồ thủy điện Thác Mơ hòa quyện vào núi rừng.

Nằm dưới chân núi Bà Rá là hồ Thác Mơ, tên gọi Thác Mơ xuất phát từ tên gọi một ngọn thác hùng vĩ trước khi hồ thủy điện Thác Mơ được hình thành, ngày nay ngọn thác ấy đã bị nhấn chìm dưới lòng hồ thủy điện, do đó được đặt là hồ Thác Mơ để khỏi mai một địa danh, tên gọi Thác Mơ cũng được đặt cho 1 phường của thị xã Phước Long.

Với diện tích rộng khoảng 12.000ha, sức chứa 1,3 tỉ m³ nước, giữa hồ có 10 hòn đảo lớn, nhỏ, xung quanh hồ rợp bóng cây xanh. Hồ không những có vai trò cung cấp nước cho thủy điện Thác Mơ, điều tiết lũ cho vùng hạ du, tạo môi trường nuôi trồng thủy sản phục vụ đời sống của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan lý tưởng gắn kết với núi Bà Rá tạo thành cụm điểm du lịch trên núi, dưới hồ vô cùng thơ mộng.

Thị xã Phước Long tỉ lệ dân theo tôn giáo khá lớn. Tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất là Công giáo, tiếp theo là Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài.

Công giáo ở thị xã Phước Long có số lượng tín đồ đông đảo thuộc giáo hạt Phước Long, giáo phận Buôn Ma Thuột gồm các giáo xứ và trung tâm hành hương:

Giáo xứ Phước Quả (xã Phước Tín)

Giáo xứ Phước Sơn (phường Phước Bình)

Giáo xứ Phước Vĩnh (phường Phước Bình)

Giáo xứ Phước Bình (phường Long Phước)

Giáo xứ Long Điền (phường Long Phước)

Giáo xứ Nhơn Hòa (xã Long Giang)

Giáo xứ Sông Bé (xã Long Giang)

Giáo xứ Sơn Long (phường Sơn Giang)

Giáo xứ Sơn Giang (phường Sơn Giang)

Giáo xứ Phước Long (phường Thác Mơ)

Trung tâm hành hương Mẹ vô nhiễm Thác Mơ (phường Thác Mơ)

Phật giáo là tôn giáo lớn thứ 2 tại thị xã Phước Long gồm các cơ sở thờ tự:

Nhà thờ Tin Lành Phước Long - Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) thuộc phường Sơn Giang.

Đạo Cao Đài ở thị xã Phước Long có tộc đạo Phước Long thuộc hệ thống tòa thánh Tây Ninh gồm các cơ sở thờ tự:

Thánh thất Cao Đài họ đạo Phước Long (phường Long Thủy)

Điện thờ Phật Mẫu Phước Long (phường Long Thủy)

Trên địa bàn thị xã Phước Long có 26 trường học các cấp 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và 1 trung tâm dạy nghề với khoảng 16.000 học sinh.

Mạng lưới y tế công của Thị xã Phước Long có 1 bệnh viện,1 trung tâm y tế, 1 phòng khám khu vực và 7 trạm y tế với 225 giường bệnh, ngoài ra còn có nhiều phòng khám tư nhân đã được hình thành và phát triển.

Các đường tỉnh chính: 741, 759, 755B.

• Đường vành đai 1 từ Long Điền phường Long Phước đến xã Long Giang đến phường Long Thủy , phía Bắc ĐT741 đi qua các xã phường (Long Giang, Long Phước, Sơn Giang, Long Thủy).

• Đường vành đai 2 từ Phước Bình đến Sơn Giang (Phước Bình, Sơn Giang).

• Đường vành đai 3 từ đường ĐT741 đến đường quanh khu vực núi Bà Rá phường Phước Bình

• Nâng cấp mở rộng mặt đường đường Đinh Công Trứ theo HTTN (phường Thác Mơ).

• Nâng cấp mở rộng mặt đường Nguyễn Trãi theo HTTN (xã Long Giang).

• Đường Bù Xiết nối dài đến vành đai 1 (xã Long Giang).

• Xây dựng láng nhựa đường ĐT741 đoạn gần cao su Long Phước huyện Phú Riềng đến ĐT759 đoạn Long Điền, Long Phước (phường Long Phước).

• Nâng cấp mở rộng đường từ Long Giang đến Long Phước (xã Long Giang, phường Long Phước).

• Nâng cấp mở rộng đường ĐT759 đoạn từ khu di tích lịch sử Cây Khế Bà Định và nhà tù Bá Rá (đường vành đai 4) đi qua (phường Sơn Giang, xã Long Giang).

• Nâng cấp ĐT741 đoạn từ cầu Thác Mẹ đến QL14C (phường Thác Mơ).

• Nâng cấp đường vòng núi Bà Rá đến ngã 3 Phước Quả (phường Thác Mơ).

• Nâng cấp đường từ ĐT759 đến đường vòng quanh núi Bà Rá (phường Phước Bình).

• Xây dựng mới đường số 3 (phường Long Phước, Phước Bình).

• Xây dựng mới đường 2 (phường Long Phước, Long Giang và xã Sơn Giang).

• Xây dựng đường từ cầu Suối Dung đến vành đai 1 (phường Long Thủy).

• Xây dựng mới đường số 6, 11 (phường Phước Bình).

• Đường nối dài đến vành đai 1 (xã Long Giang).

• Đường nối dài đến đường Cây Khế Bà Định (xã Long Giang).

• Nâng cấp mở rộng ĐT759 (xã Phước Tín).

• Đường dọc theo hành lang suối Dung (phường Thác Mơ).

• Xây dựng đường Võ Văn Kiệt (đoạn từ vành đai 1 đến đường Lý Tự Trọng) xã Long Giang.

• Nâng cấp mở rộng đường Hoàng Văn Thụ theo HTTN (phường Phước Bình).

• Nâng cấp mở rộng đường Hoàng Văn Thái theo HTTN (phường Sơn Giang).

• Đường QH liên khu vực 2 (phường Phước Bình).

• Đường kết nối từ đường Hoàng Văn Thái đến đường liên khu vực 2 (phường Sơn Giang).

• Xây dựng đường từ ĐT759 phường Phước Bình đến đường Bàu Nghé xã Phước Tín (song song ĐT759, đi qua phường Phước Bình và xã Phước Tín).

• Nâng cấp mặt đường và xây dựng đường từ nghĩa trang liệt sỹ đến cầu số 4 Sơn Long (phường Sơn Giang).

• Nâng cấp mở rộng ĐT741 kết nối TX với huyện Bù Gia Mập (đoạn từ dốc Cùi Chỏ đến trung tâm hành chính huyện Bù Gia Mập đến QL14C) đi qua phường Thác Mơ.

• Xây dựng đường hai bên bờ sông Bé kết nối huyện Bù Gia Mập về phía bắc thị xã (phường Long Thủy).

• Đường cặp sông Bé khu 200ha (xã Long Giang).

• Xây dựng đường CKV14 kết nối Long Phước với Long Thủy (phường Long Phước, Long Thủy).

• Xây dựng đường liên khu vực 6, đoạn từ ĐT759 đến đường liên khu vực 2, kết nối Phước Bình đường quanh núi (phường Sơn Giang, Phước Bình).

• Xây dựng đường kết nối từ Long Điền đến đường vành đai 1 (CKV15) đi qua xã Long Giang, phường Long Phước.

• Xây dựng đường kết nối từ Long Điền đi xã Bình Sơn, huyện Phú Riềng (xã Long Giang).