Cồn Vành Thái Bình Có Gì
Vành đai Thái Bình Dương (tiếng Anh: Pacific rim) đề cập đến các quốc gia và thành phố nằm quanh bờ viền Thái Bình Dương.
Nội dung về Vành đai Thái Bình Dương
"Vành đai Thái Bình Dương" là một mô tả về khu vực, không phải một nhóm hay tổ chức. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất thế giới do đó có rất nhiều các quốc gia giáp với nó, vì vậy các quốc gia này có thể được coi là một phần của khu vực.
Các quốc gia có nền kinh tế lớn nhất và được biết đến nhiều nhất ở Thái Bình Dương là Trung Quốc, Australia và Hàn Quốc. Hoa Kỳ, Canada và Mexico đều có đường bờ biển Thái Bình Dương do đó các nước này có thể được coi là một phần của khu vực.
Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một thỏa thuận thương mại được kí kết vào ngày 4 tháng 2 năm 2016, tại Auckland, New Zealand giữa 23 quốc gia Vành đai Thái Bình Dương; nó sẽ có hiệu lực nếu tất cả các quốc gia kí kết phê chuẩn nó trong vòng 02 năm.
Thỏa thuận nhằm giảm hoặc loại bỏ một loạt các mức thuế thương mại và nhằm mục đích cung cấp một nền tảng hội nhập khu vực rộng lớn hơn. 12 nước kí kết ban đầu là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Australia, Nhật Bản, Singapore, Chile, New Zealand, Peru, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Tuy nhiên, ngay từ năm đầu tiên nhậm chức, Tổng thống D. Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi TPP. Tuy nhiên, vào ngày 23 tháng 1, tờ báo The Guardian đã đăng tin rằng thỏa thuận sẽ tiếp tục mà không có Hoa Kỳ. Thật vậy, ngày 11 tháng 11 năm 2017, các bộ trưởng TPP đã đạt được thoả thuận cơ bản cho hiệp định TPP-11, đồng thời thống nhất tên mới cho hiệp định là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Hiệp định CPTPP đã được kí kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố Santiago, Chile, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm các nước Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)
Bài báo muốn nói đến Thái Bình Dương - "hồ nước" lớn nhất hành tinh, nơi ở của hơn một nửa nhân loại và ba nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tháng 3/1990, tạp chí Time chạy bài viết nhan đề "Sóng gợn mặt hồ Mỹ". Đó không phải là những cơn sóng nhỏ trong hồ nước ngay mạn phía bắc Fort Lewis, Washington. Bài báo muốn nói đến Thái Bình Dương - "hồ nước" lớn nhất hành tinh, nơi ở của hơn một nửa nhân loại và ba nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tờ Time không sáng tạo ra cách nói "hồ Mỹ" - mà là tướng Douglas MacArthur, tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai - nhưng cách nói đơn giản ấy lại cũng chính là sự phản ánh hơn 100 năm chính sách của Mỹ đối với khu vực rộng lớn này.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương từng là nơi chứng kiến ít nhất 5 cuộc xung đột của Mỹ qua nhiều năm tháng - Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ, Chiến tranh Philippines - Mỹ, Đại chiến thế giới thứ hai, Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam - và đang tâm điểm trong kế hoạch "xoay trục chiến lược" của chính quyền Obama. Lòng chảo Thái Bình Dương vẫn là nơi có các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, và Washington hiện đang triển khai 320.000 nhân viên quân sự trong khu vực, bao gồm 60% là hải quân. Cờ Mỹ tung bay tại các căn cứ ở Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Đảo Marshall, Guam và đảo Wake.
Vào thời điểm hiện nay, đây là một trong những khu vực khó lường nhất trên thế giới - và, lần đầu tiên kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ, hai cường quốc hạt nhân lớn đang va chạm với nhau. Cũng bất ổn như Trung Đông, một trong những vùng đất nguy hiểm nhất hành tinh, các đảo nhỏ rải rác trên biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc, Nhật Bản, và Mỹ đang trong một cuộc đối đầu căng thẳng có cảm giác như giữa cuộc chiến tranh lạnh.
Thế nhưng căng thẳng Senkaku/Điếu Ngư không phải là thách thức ngoại giao duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mỗi thách thức khác đều có đặc điểm và lịch sử của riêng nó. Nhật Bản và Hàn Quốc đang bế tắc trong tranh chấp đảo Takeshima/Dokdo, Moscow và Tokyo đối đầu tại đảo Kurile. Chưa hết, Bắc Kinh đang cố tìm cách phô trương sức mạnh trên Biển Đông, CHDCND Triều Tiên vừa phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm xa (và thầm chí có khả năng đang cân nhắc thử hạt nhân), còn Washington thì đang tập hợp thêm đồng minh để đối phó với Trung Quốc, đôi khi bỏ qua cả những vấn đề mà trước nay Mỹ luôn coi là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Washington đang dấn sâu vào cuộc khủng hoảng nguy hiểm tại chuỗi đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku. Trong những năm 1870, bằng vũ lực, quần đảo Ryukyu đã được nhập vào lãnh thổ Nhật Bản với tên gọi mới là Okinawa và không còn phụ thuộc chư hầu vào Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng không phản đối gì về điều này, và có thể đó là lý do để Nhật Bản cho rằng Trung Quốc không còn coi Điếu Ngư là lãnh thổ của mình.
Tuy nhiên, không phải điều này, mà chính cuộc chiến tranh Trung-Nhật nổ ra vào năm 1894 đã đóng vai trò quyết định cho số phận của các hòn đảo. Chiến tranh kết thúc vào năm 1895 với sự thất bại của Trung Quốc. Theo Hiệp ước Shimonoseki, Trung Quốc phải chuyển giao cho Nhật Bản Đài Loan cùng các đảo lân cận, Bành Hồ và bán đảo Liêu Đông. Và mặc dù quần đảo Điếu Ngư không được đề cập đến trong văn bản hiệp ước, tháng 3/1896, quần đảo này đã được đưa vào lãnh thổ của Nhật Bản dưới tên gọi Senkaku và người đầu tiên đến định cư lập nghiệp là công dân Nhật Koga Tatsushiro (một tài liệu còn lại là hồ sơ khai thuế bất động sản năm 1932). Ông mở một cơ sở chế biến cá ngừ và sau này người con của ông, Koga Zenji, tiếp tục công việc nhưng tới 1940 phải ngừng vì tình trạng chiến tranh.
Sau Thế chiến II, Okinawa và các hải đảo lân cận bao gồm Senkaku đặt dưới quyền giám hộ của Mỹ. Nhiều tàu thuyền đánh cá thỉnh thoảng ghé vào đảo nhưng vẫn không có người nào ở lại đây. Năm 1972, Mỹ trao trả Okinawa và Senkaku lại cho Nhật Bản, Trung Quốc cũng như Ðài Loan không có phản ứng chính thức gì.
Mọi thứ thay đổi khi Nhật Bản - trước áp lực của phe dân tộc chủ nghĩa cánh hữu - quyết định mua lại các đảo này vào mùa hè năm ngoái và làm thay đổi nguyên trạng. Và với hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Nhật Bản, trong đó bao gồm quần đảo Senkaku, cuộc đối đầu khu vực giữa hai người khổng lồ châu Á đang trở thành cuộng đụng độ tiềm tàng giữa các cường quốc hạt nhân.
Trung Quốc coi các đảo này là một phần trong chiến lược phòng thủ, một quan điểm có thể hiểu được nếu xét đến lịch sử nước này. Trung Quốc từng là nạn nhân của sự xâm lược và bóc lột của các đế quốc thực dân, trong đó có Nhật Bản, từ Chiến tranh Thuốc phiện đầu tiên năm 1839. Bắc Kinh tin rằng Washington đang bao vây mình bằng những đồng minh có khả năng thù địch với Trung Quốc và tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nằm trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Mỹ. Nhưng vấn đề hiện nay cũng có nguyên nhân một phần từ lý do kinh tế. Trung Quốc toan tính khai thác các mỏ dầu khí cũng như các ngư trường dồi dào hải sản tại Hoa Đông.
Vai trò của Mỹ đã gia tăng sức mạnh cho con sóng dân tộc chủ nghĩa ập vào Nhật Bản, và cả Trung Quốc theo những cách khác nhau. Tokyo đang xem xét đưa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ra đảo Yonaguni hay nhóm đảo Ryukyu. Điều đó có nghĩa là, quân đội Nhật Bản sẽ đồn trú ngay tại trung tâm tuyến phòng thủ trên biển thứ nhất của Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản mới đắc cử Shinzo Abe đặc biệt gay gắt đối với tranh chấp này, công khai bàn luận khả năng sửa đổi hiến pháp hòa bình và phát triển vũ khí hạt nhân. Ông thuộc nhóm những người dân tộc chủ nghĩa mang nặng tư duy quân sự. Ông nội Nobusuke Kishi của ông là thành viên nội các Nhật Bản những năm chiến tranh. Trong một bài phỏng vấn với tờ Financial Times, được hỏi về "khả năng hai cường quốc châu Á bước vào một cuộc chiến", ông Abe chỉ "mỉm cười và quay đi".
Trong khi đó, các tranh chấp trên Biển Đông hoàn toàn khác với trên biển Hoa Đông, mặc dù vẫn cùng có một số bên tham gia. Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với phần lớn vùng biển này - bao gồm quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, bãi cạn Scarborough, và nhiều nhiều đảo san hô cũng như vùng nước nông thuộc chủ quyền của Việt Nam, Malaysia, Brunei, hoặc Philippine. Các tranh chấp đang đe dọa tới những ngư trường, mỏ dầu khí nhiều tiềm năng, cũng như tuyến thông thương hàng hải quan trọng của thế giới.
Trung Quốc cố tỏ ra "cao tay" trong tranh chấp này, nhất định không chịu đàm phán với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và thay vào đó chỉ chấp nhận đàm phán tay đôi.
Những khúc mắc này buộc Mỹ phải can thiệp vào tới tư cách trung gian hòa giải. Bắc Kinh đã phản ứng lại bằng cách tăng cường hoạt động tuần tra trên Biển Đông, và thậm chí phá hoại hoạt động thăm dò dầu khí liên doanh giữa Ấn Độ và Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa. New Delhi - vốn đang có căng thẳng với Trung Quốc tại biên giới phía bắc - cảnh báo sẽ cử tàu chiến đến Biển Đông.
Washington đang tiến hành điều chuyển lực lượng hải quân về Thái Bình dương và trong quá trình đưa 2.500 lính thủy đánh bộ đến đồn trú tại phía bắc Australia, bên cạnh tăng cường sức mạnh không quân tại khu vực, bao gồm các máy bay ném bom B-1, B-52, máy bay tàng hình F-22. Đầu tháng 11, 47.000 lính Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành các cuộc tập trận chung. Washington cũng đang đàm phán lại Hiệp ước tương hỗ với Nhật Bản, trong đó sẽ bao gồm việc triển khai hệ thống chống tên lửa đạn đạo (ABM).
Việc chính quyền Obama sẽ ứng phó ra sao với các vấn đề này trong 4 năm tới sẽ là một phần trong quá trình dài quyết định đại dương này có xứng đáng với cái tên Thái Bình Dương của nó, hay một lần nữa sẽ lại trở thành một tấn bi kịch. Cho tới nay, lịch sử vẫn đang khiến người ta không khỏi cảm thấy ái ngại.