Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 109/2021/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2016/TT-BQP ngày 23/8/2016 quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.

Chế độ thanh toán phép trong quân đội

Chế độ thanh toán phép được quy định tại Thông tư 13/2012/TT-BQP như sau:

Nhân viên, cán bộ khi đi nghỉ phép sẽ được Quân đội thanh toán tiền phụ cấp đi đường tương ứng với mức phụ cấp theo chế độ công tác phí được quy định hiện hành.

Nhân viên, cán bộ đi nghỉ phép sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thông thường của cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật (trừ phương tiện máy bay; hoặc như đối với ôtô mà không phải là ôtô tắcxi, đối với tàu hỏa mà không phải khoang máy lạnh có 4 giường trở xuống,…). Nếu có đủ vé xe, vé tàu sẽ được thanh toán tiền phương tiện đi lại từ đơn vị, cơ quan đến nơi quân nhân nghỉ phép và ngược lại.

Mức thanh toán: Cán bộ, nhân viên sẽ được thanh toán theo giá ghi trên hóa đơn mua vé, ghi trên vé, cước qua đò phà cho bản thân. Mức thanh toán sẽ không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như: tiền đi tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt khác theo yêu cầu. Trường hợp người đi nghỉ phép sử dụng các phương tiện là tàu hỏa khoang máy lạnh có 4 giường trở xuống, máy bay, ô tô taxi, thì khi có vé hợp pháp, quân nhân chuyên nghiệp sẽ được thanh toán tối đa theo giá cước vận tải hành khách công cộng thông thường bằng phương tiện đường sắt, đường thủy, đường bộ phù hợp với tuyến đường đi nghỉ phép.

Trong trường hợp đặc biệt, đối với những đoạn đường mà không có phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật mà người quân nhân nghỉ phép phải tự túc phương tiện hoặc  phải thuê phương tiện vận tải khác. Trường hợp này thì quân nhân được đơn vị, cơ quan thanh toán tiền xe, tiền tàu theo giá cước ô tô vận tải hành khách công cộng thông thường tại địa phương cho số km mà họ đã thực đi hoặc tiền thuê phương tiện mà người đi nghỉ phép đã thuê trên cơ sở giấy biên nhận thanh toán với chủ phương tiện, hợp đồng thuê phương tiện hoặc được thanh toán khoản tiền tự túc phương tiện theo chế độ công tác phí hiện hành.

Điểm mới về quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp

Thông tư 109/2021/TT-BQP chính thức có hiệu lực từ ngày 10.10. Thông tư này đã sửa đổi, bổ sung của một số quy định của Thông tư 113/2016/TT-BQP ngày 23/8/2016 quy định về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, viên chức và công nhân quốc phòng. Theo đó, một số điểm mới của Thông tư 109/2021/TT-BQP về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp như sau:

Thêm quy định về ngày nghỉ hàng tuần do huấn luyện

Vẫn như quy định trước đây được ghi nhận tại Điều 4 của Thông tư 113/2016/TT-BQP thì quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hằng tuần vào ngày thứ Bảy và ngày Chủ nhật.

Đồng thời, cũng theo quy định này, quân nhân chuyên nghiệp có thể được nghỉ bù vào các ngày khác trong tuần nếu do nhiệm vụ đặc biệt, do tính chất của đơn vị mà quân nhân chuyên nghiệp không thể được nghỉ vào hai ngày này được. Việc nghỉ bù cụ thể vào ngày nào sẽ do chỉ huy của đơn vị sắp xếp.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 109/2021/TT-BQP, nếu đơn vị sẵn sàng chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện hoặc do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị đó thì việc nghỉ hằng tuần của quân nhân chuyên nghiệp sẽ do chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên thực hiện. Còn việc sắp xếp nghỉ cụ thể như thế nào phải căn cứ vào tình hình nhiệm vụ của đơn vị để thực hiện.

Như vậy, so với quy định cũ của thông tư 113, Thông tư 109 đã quy định cụ thể hơn về người có thẩm quyền thực hiện việc nghỉ hằng tuần của quân nhân chuyên nghiệp. Đồng thời, cũng bổ sung thêm các trường hợp do huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu mà có thể sắp xếp nghỉ hằng tuần khác ngày thứ Bảy và ngày Chủ nhật.

Thêm trường hợp nghỉ phép 10 ngày/năm khi đóng quân xa nhà

Một trong những đổi mới quan trọng của Thông tư 109/2021/TT-BQP so với trước đây là quy định về chế độ nghỉ phép hằng năm. Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp sẽ được nghỉ phép hằng năm với thời gian như sau:

Những quy định này không khác biệt gì so với các quy định cũ tại Điều 5 Thông tư 113/2016/TT-BQP. Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP thì việc nghỉ phép hằng năm của quân nhân chuyên nghiệp đang đóng quân ở đơn vị xa gia đình được sửa đổi, bổ sung như sau:

– Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở DK;

– Đóng quân tại địa bàn vùng sâu, vùng xa hoặc vùng biên giới và đơn vị cách xa gia đình từ 300 km trở lên;

– Đơn vị đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1

– Đơn vị đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa hoặc vùng biên giới mà cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và đang hưởng phụ cấp khu vực với hệ số từ 0,5 đến 0,7 hoặc tại các đảo mà đang được hưởng phụ cấp khu vực với hệ số từ 0,1 đến dưới 1,0;

– Đóng quân tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa hoặc vùng biên giới mà cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số phụ cấp khu vực là 0,5 trở lên;

– Đơn vị đóng quân tại các đảo mà được hưởng phụ cấp khu vực;

– Nghỉ phép năm khi được nghỉ thêm

– Nếu đơn vị vẫn không thể bố trí cho quân nhân chuyên nghiệp nghỉ phép thì quân nhân chuyên nghiệp được xem xét để thanh toán tiền lương đối với số ngày chưa nghỉ phép năm

– Đơn vị không sẵn sàng chiến đấu: Thực hiện cho nghỉ phép phù hợp với yêu cầu, tính chất nhiệm vụ

– Nhà trường, học viện bố trí cho nghỉ phép tập trung vào dịp nghỉ hè

Như vậy, theo quy định mới tại Thông tư 109/2021/TT-BQP đã bổ sung thêm các trường hợp quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ phép thêm 10 ngày/năm với quân nhân đang đóng quân ở các đơn vị xa gia đình. Cụ thể là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa hoặc vùng biên giới mà cách xa gia đình từ 300 km trở lên.

Trong đó, để xác định đơn vị xa gia đình thì phải căn cứ vào nơi cư trú của chồng/vợ, con nuôi hợp pháp, con đẻ; người nuôi dưỡng hợp pháp, bố mẹ của quân nhân đó hoặc của vợ/chồng quân nhân đó.

Quy định mới về ngày nghỉ lễ, Tết của quân nhân

Quân nhân chuyên nghiệp vẫn được nghỉ phép vào các ngày lễ, ngày Tết gồm: 01 ngày Tết Dương lịch; 05 ngày Tết Âm lịch; 01 ngày 30/4; 01 ngày 01/5; 02 ngày Quốc khánh; 01 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch.

Ngoài ra, quân nhân chuyên nghiệp cũng được nghỉ vào ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 như quy định trước đây quy định tại Thông tư 113/2016.

Tuy nhiên, Thông tư 109/2021/TT-BQP đã không còn quy định ngày nghỉ lễ, Tết mà trùng với ngày nghỉ hằng tuần của quân nhân chuyên nghiệp thì họ được nghỉ bù vào những ngày kế tiếp. Thay vào đó, quân Thông tư 109/2021/TT-BQP lại quy định nếu do yêu cầu nhiệm vụ hoặc do nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, việc nghỉ lễ, Tết của quân nhân chuyên nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình thực tế nhiệm vụ của đơn vị.

Quân nhân được hưởng khoản tiền chênh lệch khi nghỉ hưu

Thời gian nghỉ chuẩn bị hưu của quân nhân chuyên nghiệp tại Thông tư mới vẫn quy định như tại Thông tư 113/2016/TT-BQP. Tuy nhiên, nếu quy định cũ căn cứ vào số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính thời gian chuẩn bị hưu thì khoản 4 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP lại chỉ căn cứ vào số năm công tác để tính thời gian này. Theo đó, thì thời gian nghỉ chuẩn bị hưu gồm:

Ngoài ra, Thông tư 109 mới cũng đã bổ sung thêm quy định: